Luộc thịt vịt như thế nào để thịt ngon mềm, ngọt thịt mà không bị hôi không phải ai cũng biết. Xem ngay cách luộc thịt ngon cùng bí quyết pha nước chấm vịt được chia sẻ bởi đầu bếp nhà hàng 5 sao nhé.
Luộc vịt như thế nào ngon ngọt thịt mà không bị hôi là câu hỏi khiến rất nhiều các bà nội trợ đau đầu. Không phải cứ cho thịt vịt vào nồi luộc chín là được. Muốn luộc thịt vịt ngon là cả một quá trình, từ lựa chọn vịt, sơ chế đúng cách rồi mới tiến hành đem luộc. Vịt nếu không biết sơ chế sẽ không loại bỏ hết mùi hôi vốn có, ảnh hưởng đến cả món ăn của bạn. Cùng Bếp Mina vào bếp xem cách luộc vịt ngon thực hiện như nào nhé.
Nội dung
Cách luộc vịt ngon
Nguyên liệu chuẩn bị
- Thịt vịt: 1 con khoảng 1,8-2kg
- Gừng: 1 củ
- Sả: 2 cây
- Muối tinh
- Bột canh
- Rượu trắng
Cách chọn vịt ngon
Muốn luộc vịt ngon thì trước tiên bạn phải biết cách chọn vịt. Chọn những con vịt trưởng thành, đã mọc đủ lông đủ cánh, có ức đầy, a cổ và bụng dầy. Chọn vịt vừa lừa, không được già quá sẽ bị dai cũng như không non quá thịt bị nhão. Cũng không chọn những con vịt quá béo, nhiều mỡ thì khi luộc ăn bị ngấy. Dưới đây là những lưu ý khi lựa chọn vịt nhé.
Ảnh @Loan Trần
- Chọn vịt sống chưa thịt
– Chọn những con còn sống khỏe, mắt trong và sáng. Không chọn những con nhìn yếu ớt.
– Vạch phía sau đuôi xem hậu môn, nếu không thấy dính phân chảy nghĩa là vịt khỏe không bị bệnh. Ngược lại nếu dính phân ướt là vịt bệnh
– Quan sát mỏ vịt, vịt non sẽ có mỏ to mềm còn vịt trưởng thành có mỏ nhỏ và cứng hơn.
– Vịt trưởng thành sẽ mọc đủ lông cánh, có ít lông tơ và lông măng bên trong. Ngược lại, vịt non sẽ ít lông cách, bên trong có nhiều lông măng mọc; những con này thịt sẽ mềm nhão và hơn nữa làm lông rất cực. Hãy kiểm tra xem vịt mọc đủ lông chưa bằng cách, đan xen 2 cánh vào nhau, nếu điểm mút của 2 cánh đủ đan chéo vào nhau là được.
– Chọn con vịt có ức tròn, da cổ và da bụng dày.
- Chọn vịt làm thịt sẵn
Hãy chọn mua vịt cỏ, con nhỏ nhưng chắc thịt và thơm hơn loại vịt lai. Bí quyết chọn vịt ngon cần dựa vào vài đặc điểm dưới đây
– Chọn vịt vừa lứa sẽ có độ mềm dai vừa phải, thịt cũng trong độ ngọt nhất. Vịt non có nhiều lông măng, vừa mất công trong khâu sơ chế mà thịt lại mềm nhão. Còn vịt già nhìn bên ngoài phần lỗ chân lông to, ăn sẽ bị dai.
– Chọn con vịt cầm nặng tay, ức dày, vùng da bụng và da cổ phải dày
– Nhìn bên ngoài, không chọn con vịt có những vết châm chích bởi chúng đã được tiêm thuốc hoặc bơm nước. Cũng không chọn con bụng bèo nhèo mỡ.
– Vịt tươi mới thịt sẽ có độ đàn hồi tốt, không có mùi lạ. Ấn nhẹ ngón tay vào thịt sẽ có vết lõm xuống. Nhấc tay lên thì vết lõm nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu.
Tiến hành luộc thịt vịt
Bước 1: Sơ chế vịt
Bước này cực kì quan trọng để loại bỏ hết mùi hôi của vịt. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của Bếp Mina dưới đây, đảm bảo mùi hôi biến mất trong chốc lát
Bạn nhờ người bán làm thịt sẵn nhưng về vẫn phải làm lại. Đầu tiên, nhổ thật sạch lông tơ và lông măng còn sót lại. Một mẹo nhỏ là cho vịt vào chậu nước sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc lông còn sót. Tuyến nhờn ở đít vịt là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi. Tốt nhất bạn nên cắt bỏ hết phần phao câu vịt đi nhé.
Tiếp theo, dung muối hạt chà xát bên trong bụng và ngoài da để khử mùi hôi. Lưu ý loại bỏ hết nội tạng và phần máu đông bên trong bụng, nhất là phần phổi nhé. Rửa lại vịt cho sạch
Dùng gừng và rượu trắng chà rửa một lần nữa. Để ngâm 20 phút rồi rửa lại nhiều lần cho sạch. Dốc ngược cho vịt ráo nước.Có thể chặt phần cổ, cánh, chân rời ra
Bước 2: Luộc thịt vịt
Khác với thịt gà luộc bằng nước lạnh thì với thịt vịt, thịt ngan bạn phải luộc bằng nước nóng nhé, tức là đun sôi nước mới thả vịt vào. Sử dụng cái nồi đế dày đủ lớn để đặt vừa con vịt nằm vào trong. Cho nửa nồi nước, ước chừng đủ để ngập vịt. Thêm 1 nhánh gừng nướng thơm, 2 cây sả đập dập vào. Khi nước sôi, thả vịt vào nồi, nêm thêm 1 thìa bột canh hoặc bột nêm để thịt đậm đà hơn.
Hạ lửa ở mức nhỏ, luộc vịt 10 phút thì lật để vịt chín đều. Luộc thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Ủ vịt trong nồi nước nóng 15-20 phút giúp vịt chín sâu vào bên trong mà vẫn giữ được độ dai ngọt của thịt. Có thể kiểm tra xem vịt chín chưa bằng cách dung đũa hoặc tăm nhọn xiên vào đùi, nếu không còn chảy nước đỏ nữa là được.
Khi vịt đã chín, vớt vịt ra thả vào bát nước đá lạnh để thịt săn lại được dai hơn cũng như giữ vịt được trắng không bị thâm. Ngâm 15 phút, bạn vớt ra cho ráo nước rồi chặt thành miếng vừa ăn. Có thể lọc xương hoặc chặt nguyên tùy ý.
Cách pha nước chấm vịt luộc
Một đĩa thịt vịt luộc ngon không thể thiếu bát nước chấm đi kèm. Nước chấm như tôn món ăn lên gấp nhiều lần. Thịt vịt có tính hàn nên nước chấm vịt thường sẽ sử dụng một chút gừng tươi để làm ấm. Thông thường, người ta dùng nước mắm gừng tỏi hoặc nước tương cho món vịt luộc
- Nước chấm gừng tỏi
Sử dụng 1 mẩu gừng nhỏ và 3 tép tỏi băm nhỏ. Pha hỗn hợp gồm 3 thìa nước mắm, 3 thìa nước lọc, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Khuấy cho đường tan hết rồi cho gừng tỏi băm nhỏ vào khuấy đều
- Nước tương chấm vịt
Nước tương cũng là nước chấm dành riêng cho món vịt luộc hay ngan luộc. Bạn chỉ cần pha nước tương cùng với đường và nước cốt chanh, nêm nếm cho vừa khẩu vị. Cuối cùng thêm gừng, tỏi, ớt băm nhỏ vào khuấy đều là được.
Ảnh sưu tầm
Cách luộc vịt không cần nước
Nếu như gà ủ muối là phương pháp luộc gà không cần nước, luộc vịt không cần nước nghe có vẻ lạ tai nhưng bạn hãy thử đi, chắc chắc bạn sẽ phải bất ngờ với vị ngọt tự nhiên của từng miếng vịt.
Vịt làm thịt sạch, dùng muối hạt và gừng chà xát để khử hết mùi hôi cũng như chất bẩn hiệu quả. Rửa lại vịt cho sạch rồi để ráo nước. Nên chặt bỏ phần cổ, cánh riêng để nấu canh, mình chỉ dùng phần thân vịt luộc cho vừa nồi.
Phần sả đem đập dập rồi cắt khúc, gừng thái sợi hoặc thái thành lát. Dùng hành tây thái khoanh tròn lót xuống dưới đáy nồi. Tiếp đó cho sả lên trên. Đặt con vịt vào lòng nồi. Tiếp đó cho nốt phần gừng và sả còn lại lên trên.
Đậy vung, nhấc nồi vịt lên bếp. Đun to lửa khoảng 3-4 phút đến khi đủ độ nóng thì hạ nhỏ lửa ở mức nhỏ nhất. Luộc vịt trong thời gian 40-50 phút tùy thuộc vào kích thước con vịt. Đừng lo vịt bị cháy nhé bởi trong quá trình luộc sẽ có nước tiết ra từ vịt cùng với hành tây, tạo lượng hơi nhiều hơn giúp làm chín vịt. Lúc này mùi thơm của vịt cùng gừng sả tỏa ra cực hấp dẫn. Cách luộc vịt này giúp giữ trọn được vị ngọt của vịt. Kiểm tra xem vịt chín chưa bằng cách dùng đũa xiên vào phần đùi vịt, nếu không còn nước đỏ chảy ra nữa là vịt chín. Vớt vịt ra để cho nguội rồi mới đem chặt.
Một số món ngon từ thịt vịt
Vịt nấu chao
Vịt nấu chao là món ăn đặc trưng của người Nam Bộ với hương vị thơm ngon, béo ngậy. Thịt vịt mềm ngọt cùng với khoai môn dẻo thơm, vị béo của chao tạo nên sức hút không thể chối từ. Chao là một loại thực phẩm lên men từ đậu hũ có nguồn gốc từ Quảng Đông. Bên ngoài chúng nhìn mềm mịn và có vị béo ngậy nên còn được mệnh danh là “phô mai Châu Á”. Thịt vịt được sơ chế sạch rồi được ướp cùng với các loại gia vị thông thường, không thể thiếu gừng sả và một ít chao sau đó mới đem đi nấu chín.
Ảnh @Phan Anh
=>> Xem chi tiết: Cách nấu chao vịt ngon nhất, Thịt béo ngậy không hôi
Vịt om sấu
Vịt om sấu là món ăn quen thuộc của những ngày hè. Thịt vịt mềm béo nhưng không bị bở nát, được ngấm gia vị đậm đà; một chút chua thanh của sấu, bở của khoai sọ; thơm nồng của gừng sả cùng các gia vị. Vịt om sấu ăn cùng bún rối hoặc ăn cùng cơm trắng đều ngon.
Bún măng vịt
Nếu nói về món ngon từ thịt vịt thì nhất định không thể bỏ qua bún măng vịt. Sư kết hợp hài hòa giữa sợi bún tươi dai mềm cùng thịt vịt ngọt thơm, măng giòn giòn quyện trong nước dùng nóng hổi ngọt thanh, chắc chắn sẽ mang lại hương vị khó quên. Măng có thể sử dụng măng tươi hoặc măng khô tùy ý. Nếu mua được măng tươi, bạn hãy chọn những củ tươi ngon, tránh mua măng đã ngâm tẩm hóa chất cho trắng. Măng khô thì cần sơ chế, ngâm nước gạo trước măng được trắng. Bún măng vịt có thể dùng làm món ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều được.
Vịt kho gừng sả
Các món vịt kho cũng là lựa chọn yêu thích của các bà nội trợ như vịt kho gừng sả, vịt kho nước dừa, vịt kho măng…. Thịt vịt vốn có tính hàn nên kết hợp cùng gia vị gừng sả cay nồng để trung hòa và cân bằng hương vị món ăn. Làm vịt kho gừng sả đơn giản nhưng món ăn lại cực tốn cơm. Thịt vịt sau khi sơ chế sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp cùng gia vị thông thường, thêm một ít gừng, sả, tỏi băm cho ngấm. Phi thơm một ít gừng, sả còn lại rồi cho thịt vịt vào xào săn. Đổ xâm xấp nước vào, kho thịt khoảng 25-30 phút đến khi thịt chín mềm.
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo Đông Y, thịt vịt có tính hàn được xem là vị thuốc bổ điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất tốt cho sức khỏe con người. Trong 100 g thịt vịt có 267 kcalo, 7,3 g chất béo, 17,8 g protein, 76 mg cholesterol, vitamin và chất béo.
Thịt vịt rất giàu vitamin như A, 8 loại vitamin nhóm B cùng các khoáng chất sắt, canxi… giúp cơ thể phát triển toàn diện, nhất là với trẻ nhỏ. Vitamin còn giúp làn da được tươi khỏe, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Thịt vịt chứa rất nhiều selen, đây là khoáng chất chủ chốt trong các hoạt động oxy hóa, có tác dụng kháng viêm và miễn dịch. Bên cạnh đó, cung cấp đủ lượng selen hàng ngày cũng rất tốt đối với sức khỏe tuyến giáp.
Trong 100g vịt cung cấp tới 1614 mg Glycine, một loại acid amin có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như cải thiện giấc ngủ, chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, ăn vịt thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Trên đây, Bếp Mina vừa chia sẻ bí quyết luộc thịt vịt ngon cũng như một số món ngon chế biến từ thịt vịt. Thực phẩm ngon, tốt cho sức khỏe lại còn dễ chế biến thì tại sao không thêm ngay vào thực đơn bữa cơm hàng ngày chứ. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình!
Tiếp theo, dung muối hạt chà xát bên trong bụng và ngoài da để khử mùi hôi. Lưu ý loại bỏ hết nội tạng và phần máu đông bên trong bụng, nhất là phần phổi nhé. Rửa lại vịt cho sạch
Cách luộc thịt vịt ngon
- 1 con vịt (khoảng 1,8 - 2kg)
- 1 củ gừng
- 2 cây sả
- Muối tinh
- Bột canh
- Rượu trắng
- Đầu tiên, nhổ thật sạch lông tơ và lông măng còn sót lại. Một mẹo nhỏ là cho vịt vào chậu nước sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc lông còn sót. Tuyến nhờn ở đít vịt là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi. Tốt nhất bạn nên cắt bỏ hết phần phao câu vịt đi nhé.
- Tiếp theo, dung muối hạt chà xát bên trong bụng và ngoài da để khử mùi hôi. Lưu ý loại bỏ hết nội tạng và phần máu đông bên trong bụng, nhất là phần phổi nhé. Rửa lại vịt cho sạch
- Dùng gừng và rượu trắng chà rửa một lần nữa. Để ngâm 20 phút rồi rửa lại nhiều lần cho sạch. Dốc ngược cho vịt ráo nước. Có thể chặt phần cổ, cánh, chân rời ra
- Sử dụng cái nồi đế dày đủ lớn để đặt vừa con vịt nằm vào trong. Cho nửa nồi nước, ước chừng đủ để ngập vịt. Thêm 1 nhánh gừng nướng thơm, 2 cây sả đập dập vào. Khi nước sôi, thả vịt vào nồi, nêm thêm 1 thìa bột canh hoặc bột nêm để thịt đậm đà hơn.
- Hạ lửa ở mức nhỏ, luộc vịt 10 phút thì lật để vịt chín đều. Luộc thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Ủ vịt trong nồi nước nóng 15-20 phút giúp vịt chín sâu vào bên trong mà vẫn giữ được độ dai ngọt của thịt. Có thể kiểm tra xem vịt chín chưa bằng cách dung đũa hoặc tăm nhọn xiên vào đùi, nếu không còn chảy nước đỏ nữa là được.
- Khi vịt đã chín, vớt vịt ra thả vào bát nước đá lạnh để thịt săn lại được dai hơn cũng như giữ vịt được trắng không bị thâm. Ngâm 15 phút, bạn vớt ra cho ráo nước rồi chặt thành miếng vừa ăn. Có thể lọc xương hoặc chặt nguyên tùy ý.
- Nước chấm gừng tỏi: Sử dụng 1 mẩu gừng nhỏ và 3 tép tỏi băm nhỏ. Pha hỗn hợp gồm 3 thìa nước mắm, 3 thìa nước lọc, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Khuấy cho đường tan hết rồi cho gừng tỏi băm nhỏ vào khuấy đều
- Nước tương chấm vịt: Nước tương cũng là nước chấm dành riêng cho món vịt luộc hay ngan luộc. Bạn chỉ cần pha nước tương cùng với đường và nước cốt chanh, nêm nếm cho vừa khẩu vi. Cuối cùng thêm gừng, tỏi, ớt băm nhỏ vào khuấy đều là được.
Trả lời