Cách làm vịt nấu măng tại nhà không khó nhưng làm sao để thịt vịt mềm đậm đà mà không có mùi hôi thì phải có bí quyết riêng. Vịt nấu măng có thể ăn cùng cơm hay bún rối thì ngon hết sảy. Vào bếp nấu vị nấu măng theo hướng dẫn của Bếp Mina nhé.
Nội dung
Cách làm vịt nấu măng tươi
Nguyên liệu chuẩn bị
+ Vịt làm thịt sẵn: 1,5kg
+ Măng củ tươi: 300g
+ Gừng: 1 nhánh
+ Tỏi: 3 tép
+ Hành tím: 1 củ
+ Sả: 2 cây
+ Rượu trắng: 100ml
+ Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, dầu hào…
+ Mùi tàu, hành lá
+ Bún rối ăn kèm
+ Rau thơm: húng quế, mùi,…
Để làm vịt nấu măng ngon thì trước tiên phải chọn được nguyên liệu tươi ngon nhất. Vịt và măng là 2 nguyên liệu chính, bạn cần lựa chọn kĩ lưỡng. Vịt nên dùng vịt cỏ nhỏ con nhưng thịt chắc, dai và ngọt hơn. Hãy chọn những con vịt không già quá cũng không non quá. Vịt có ức đầy, da săn chắc thì thịt sẽ nạc, ít mỡ ngấy.
– Nếu chọn mua vịt sống, hãy chọn những con đã trưởng thành. Nhìn bên ngoài chúng mọc đủ lông, ức tròn, da cổ và da bụng dày. Tránh chọn vịt non, lông mọc chưa đủ sẽ rất mất thời gian trong khâu làm sạch lông.
– Vịt non thì mỏ to và mềm, ngược lại vịt già nhỏ nhở và cứng
– Vịt sống đã trưởng thành béo mập, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt như vậy sẽ dễ làm lông, không tốn nhiều thời gian.
– Nhìn vào phần bụng, nếu bụng mỡ chảy xệ xuống là vịt đã đẻ nhiều lứa, không nên mua
– Vịt làm sẵn cầm vào thấy chắc, nặng, không bị nhớt hay có mùi lạ. Nếu đùi và lườn vịt căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước. Bạn ấn vào đùi và lườn mà thấy bập bùng, nhão là vịt đã bị bơm.
Làm vịt nấu măng tươi
Sơ chế thịt vịt
Thịt vịt nếu không sơ chế đúng cách sẽ có mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến cả món ăn. Dù mua thịt sống hay thịt đã làm thịt sẵn thì bạn vẫn phải khử mùi hôi thật kĩ trước khi chế biến. Đầu tiên, bạn phải nhổ hết những phần lông tơ, lông măng còn sót lại. Cho vịt vào chậu nước đầy, sẽ dễ dàng thấy nhưng chiếc lông tơ còn sót. Sau đó, áp dụng một số mẹo khử mùi hôi vịt hiệu quả dưới đây
– Dùng gừng và muối: Lấy gừng đập dập cùng với muối hạt chà xát khắp mình vịt và cả bên trong bụng rồi để ngâm 10 phút. Sau đó rửa lại thật sạch
– Dùng rượu trắng: Rửa vịt bằng rượu trắng cũng khử hôi hiệu quả
– Dùng chanh hoặc giấm gạo rửa thịt vịt, ngâm vịt trong 10 phút
– Cắt bỏ phao câu bởi đây là phần có mùi hôi nhất. Nếu muốn giữ lại phao câu, hãy cắt bỏ hoi màu vàng thật kĩ.
Sau khi rửa thịt vịt thật sạch thì để ráo nước rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Sơ chế măng củ tươi
– Măng củ tươi chọn những củ ngắn mập sẽ non ngon. Chọn những củ hình thô, đốt to và đều nhau, bề mặt không có đốm. Nhìn bên ngoài, măng có vỏ mỏng, giòn, nhiều nước, không chọn những củ quá trắng.
– Măng rửa sạch, cắt miếng hơi dày một chút khi nấu lâu sẽ ngon hơn.
– Cho măng vào nồi, đổ ngập nước rồi luộc. Khi luộc, bạn cho thêm nửa thìa muối trắng, lúc sôi nhớ mở vung để những độc tố trong măng bay ra ngoài
Ướp thịt vịt
Cho thịt vịt vào bát lớn. Thêm sả băm nhỏ, 1/2 thìa gừng băm, 1 thìa muối, 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào. Trộn đều rối ướp ít nhất 20 phút cho vịt ngấm gia vị.
Nấu vịt với măng
– Phi thơm tỏi băm. Trút thịt vịt xào đến khi thịt săn để vịt ngấm gia vị hơn. Tiếp đó cho nước vào xăm xắp mặt thịt rồi đun nhỏ lửa để vịt chín từ từ
– Sử dụng một cái chảo khác, phi thơm hành tím băm. Cho măng vào xào nhanh 6-7 phút để măng chín. Nêm chút bột canh, bột nêm cho đậm vị hơn.
– Đổ măng vào nồi vịt nấu cùng. Khi nước sôi, bạn dùng muôi hớt bớt bọt bên trên để nước được trong hơn. Bạn nêm nếm lại gia vị tùy theo khẩu vị. Cho thêm vài lát ớt cay vào. Nấu thêm khoảng 20 phút đến khi vịt và măng chín mềm.
– Thêm hành lá, mùi tàu cắt nhỏ rồi tắt bếp.
– Vịt nấu măng thành phẩm có mùi thơm hấp dẫn. Miếng thịt vịt mềm béo, ăn dai mềm chứ không bị bở. Măng tươi ngọt tự nhiên giòn giòn ngấm đẫm nước vịt béo nên ăn rất ngậy. Vịt nấu măng tươi có thể ăn cùng cơm trắng hoặc ăn cùng bún rối đều ngon.
Cách làm vịt nấu măng khô
Cách nấu vịt măng khô cũng tương tự như với măng tươi. Tuy nhiên, măng khô cần thời gian ngâm măng lâu hơn chứ không thể sử dụng được luôn. Hiện nay, một số người sản xuất măng khô đã sử dụng lưu huỳnh cho vào măng giúp măng có màu vàng đẹp, để được lâu mà không sợ bị mốc. Vì thế chọn măng cần phải thật cẩn thận.
– Măng khô có 2 loại là măng rối (dùng cho các món xào) và măng miếng (dùng hầm, nấu canh)
– Măng khô ngon có màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng Chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn và không bị xơ.
– Măng có mùi thơm đặc trưng, không có mùi hắc hay mùi lạ. Măng tẩm lưu huỳnh có màu sắc bóng loáng hoặc quá xỉn màu.
– Không mua măng có những vết đốm mốc, cầm có cảm giác ẩm tay hay giòn bẻ gãy được.
– Nên mua ở những địa chỉ uy tín hoặc của người quen để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Nguyên liệu chuẩn bị
+ Thịt vịt: 1 con khoảng 1,2kg
+ Măng khô: 60g
+ Hành tím: 1 củ
+ Gừng: 1 nhánh
+ Sả: 2 cây
+ Rượu trắng: 100ml
+ Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, dầu hào,…
+ Hành lá, mùi tàu
Làm vịt nấu măng khô
Sơ chế thịt vịt
Thịt vịt sơ chế sạch để khử mùi hôi theo hướng dẫn bên trên. Sau đó chặt miếng nhỏ rồi ướp cùng sả, gừng băm, muối, bột nêm, dầu hào.
Sơ chế măng khô
– Măng khô ngâm vào nước gạo 5-6 tiếng hoặc ngâm qua đêm để loại bỏ hết độc tố.
– Cho măng vào nồi nước, đem luộc cùng chút muối hạt. Luộc 2 lần, mỗi lần sôi 20 phút cho thật mềm, nước luộc không còn vàng đục nữa là được.
– Rửa măng nhiều lần cho sạch rồi để ráo nước.
– Phi thơm hành tím, cho măng vào xào chín. Nêm muối, bột nêm cho đậm vị
Nấu thịt vịt măng khô
– Phi thơm phần tỏi và hành tím còn lại. Cho thịt vịt vào xào săn thì đổ nước vào xăm xắp mặt thịt. Đun sôi bùng, bạn dùng muôi vớt bỏ bọt để nước trong. Sau đó hạ nhỏ lửa đun 10 phút.
– Cho măng đã xào vào cùng, ninh thêm 20-25 phút đến khi măng và vịt chín mềm. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Thêm hành lá, mùi tàu cắt nhỏ rồi tắt bếp
Lẩu vịt nấu măng chua
Những ngày gió lạnh về, còn gì tuyệt vời hơn là ngồi quây quần bên nồi lẩu vịt nóng hổi, bốc hơi nghi ngút. Miếng thịt vịt mềm nhừ thơm ngọt, thấm đẫm gia vị, một chút chua chua cay cay của măng ớt ngâm, thêm ít rau xanh tươi mát. Để làm lẩu vịt măng chua, bạn thực hiện tương tự như làm vịt nấu măng tươi. Không cần nấu quá kĩ, chỉ cần hầm vịt và măng khoảng 15 phút là được. Khi ăn, cho nồi vịt nấu măng ra bếp lẩu, thêm măng ớt ngâm vào nồi rồi vừa đun vừa ăn. Những loại rau nhúng kèm phù hợp như: rau muống, mồng tơi, rau cải ngọt, rau ngổ…
Trên đây là 3 cách làm vịt nấu măng thơm ngon đậm đà Bếp MiNa chia sẻ cùng các bạn. Không cần phải tới nhà hàng, chỉ bỏ chút thời gian vào bếp là bạn có ngay món ngon tại nhà chiêu đãi gia đình. Lưu lại công thức và trổ tài ngay bạn nhé!
=>> TIN LIÊN QUAN

Cách làm vịt nấu măng tươi
- 1,5 kg thịt vịt
- 300 g măng củ tươi
- 1 nhánh gừng
- 3 tép tỏi
- 1 củ hành tím
- 2 cây sả
- 100 ml rượu trắng
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, dầu hào…
- Mùi tàu, hành lá
- Bún rối
- Đầu tiên, bạn phải nhổ hết những phần lông tơ, lông măng còn sót lại. Cho vịt vào chậu nước đầy, sẽ dễ dàng thấy nhưng chiếc lông tơ còn sót
- Dùng gừng và muối: Lấy gừng đập dập cùng với muối hạt chà xát khắp mình vịt và cả bên trong bụng rồi để ngâm 10 phút. Sau đó rửa lại thật sạch. Ngoài ra, dùng rượu trắng hoặc chanh rửa cũng giúp khử mùi hôi hiệu quả
- Cắt bỏ phao câu bởi đây là phần có mùi hôi nhất. Nếu muốn giữ lại phao câu, hãy cắt bỏ hoi màu vàng thật kĩ.
- Sau khi rửa thịt vịt thật sạch thì để ráo nước rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Măng củ tươi chọn những củ ngắn mập sẽ non ngon. Chọn những củ hình thô, đốt to và đều nhau, bề mặt không có đốm. Nhìn bên ngoài, măng có vỏ mỏng, giòn, nhiều nước, không chọn những củ quá trắng.
- Măng rửa sạch, cắt miếng hơi dày một chút khi nấu lâu sẽ ngon hơn.
- Cho măng vào nồi, đổ ngập nước rồi luộc. Khi luộc, bạn cho thêm nửa thìa muối trắng, lúc sôi nhớ mở vung để những độc tố trong măng bay ra ngoài
- Luộc sôi 20 phút thì đổ nước đi, cho nước lã vào luộc thêm một lần nữa. Măng tươi khá nhiều chất độc, nếu bạn không luộc măng kĩ thì ăn sẽ bị đắng và rất dễ bị ngộ độc. Cần luộc đến khi nước không còn màu vàng nữa là được. Rửa lại măng cho sạch rồi để ráo nước.
- Cho thịt vịt vào bát lớn. Thêm sả băm nhỏ, 1/2 thìa gừng băm, 1 thìa muối, 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào. Trộn đều rối ướp ít nhất 20 phút cho vịt ngấm gia vị.
- Phi thơm tỏi băm. Trút thịt vịt xào đến khi thịt săn để vịt ngấm gia vị hơn. Tiếp đó cho nước vào xăm xắp mặt thịt rồi đun nhỏ lửa để vịt chín từ từ
- Sử dụng một cái chảo khác, phi thơm hành tím băm. Cho măng vào xào nhanh 6-7 phút để măng chín. Nêm chút bột canh, bột nêm cho đậm vị hơn.
- Đổ măng vào nồi vịt nấu cùng. Khi nước sôi, bạn dùng muôi hớt bớt bọt bên trên để nước được trong hơn. Bạn nêm nếm lại gia vị tùy theo khẩu vị. Cho thêm vài lát ớt cay vào. Nấu thêm khoảng 20 phút đến khi vịt và măng chín mềm.
- Vịt nấu măng thành phẩm có mùi thơm hấp dẫn. Miếng thịt vịt mềm béo, ăn dai mềm chứ không bị bở. Măng tươi ngọt tự nhiên giòn giòn ngấm đẫm nước vịt béo nên ăn rất ngậy. Vịt nấu măng tươi có thể ăn cùng cơm trắng hoặc ăn cùng bún rối đều ngon.
Để lại một bình luận