Sủi cảo, một món ăn truyền thống của người Trung Quốc được làm từ vỏ bột mì; nhân thịt xay, tôm, bắp cải cùng các gia vị. Cách làm sủi cảo tôm thịt tại nhà ngon chuẩn vị nhất sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Nội dung
Nguồn gốc món sủi cảo
Sủi cảo hay còn có tên gọi khác là bánh chẻo, một món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột năng, qua quá trình nhồi dẻo mịn rồi cán mỏng thành từng hình tròn. Nhân bánh là sự kết hợp của tôm, thịt, cải thảo cùng các gia vị khác. Có nhiều cách chế biến sủi cảo khác nhau như sủi cảo hấp hay sủi cảo chiên, sủi cảo nước… chúng đều rất ngon.
.
Món ăn này được cho là phát minh của Trương Trọng Cảnh – một thầy thuốc vô cùng nổi tiếng thời đó, vào năm 25-220 sau Công Nguyên. Lúc đầu, sủi cảo được gọi với tên “tai mềm” vì nó được dùng để chữa chứng bệnh “tê buốt tai”.
Theo đó, trong một lần Trương Trọng Cảnh về nhà vào mùa đông lạnh giá, ông thấy nhiều người nghèo khổ trên đường. Họ không có áo ấm cũng như đồ ăn, họ còn bị ê buốt tai do quá lạnh. Lúc này, ông nghĩ ra bài thuốc hầm thịt cừu, ớt và một số loại dược liệu có tác dụng làm ấm cơ thể. Ông cắt nhỏ chúng rồi gói bọc trong một lớp bột, tạo hình như những đôi tai rồi đem luộc. Mỗi người được ông phát 2 cái bánh cùng bát canh nóng. Sau một vài ngày, tình trạng đau buốt tai được cải thiện đáng kể.
Từ đó về sau, sủi cảo là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết hay ngày lễ của người Trung. Hình dáng bên ngoài hơi tròn giống như những đồng xu nên nó tượng trưng cho sự no đủ, giàu có, sung túc. Ngày nay, sủi cảo xuất hiện thường xuyên hơn trong những bữa ăn, lan rộng khắp nơi trên thế giới và được bạn bè quốc tế đón nhận
Cách làm sủi cảo truyền thống của người Hoa cũng tỉ mỉ, cầu kì lắm. Khi làm nhân, tiếng băm thịt và rau phải vang dài, vang vọng tiếng dao thớt chạm vào nhau. Người ta quan niệm, băm nhân càng lâu, tiếng băm càng to thì gia đình đó có cuộc sống càng sung túc. Khi ăn sủi cảo cũng phải theo quy luật. Bát thứ nhất dùng để dâng lên cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính với ông bà. Bát thứ hai để cúng thần thánh. Và bát thứ ba mới dùng để mọi người trong gia đình ăn. Khi ăn, cũng phải ăn số bánh chẳn, không ăn số lẻ.
Cách làm sủi cảo tôm thịt
Nhiều người thường nhầm lẫn sủi cảo và há cảo. Nhìn bên ngoài từng chừng chúng giống nhau nhưng thực chất là 2 loại với thành phần và chế biến khác nhau. Sủi trong tiếng Trung nghĩa là nước, tức là đem luộc chín, khác với há cảo là được hấp.
Thành phần sủi cảo gồm có thịt xay, tôm lột vỏ nguyên con, bắp cải và các gia vị. Khi ăn sủi cảo, ta cảm nhận được hương vị riêng biệt của tôm và thịt chứ không bị trộn lẫn như há cảo. Với cách làm sủi cảo tôm thịt mà Bếp Mina chia sẻ dưới đây, sẽ có biến tấu một chút so với phiên bản gốc để có hương vị phù hợp hơn với khẩu vị gia đình mình.
Nguyên liệu chuẩn bị
Phần vỏ sủi cảo
- Bột mì đa dụng: 200g
- Muối tinh: 1 nhúm nhỏ
- Bột bắp: 80g
- Nước lọc ấm: 150g
- Dụng cụ: âu trộn, phới trộn, cây cán bột, khuôn cắt tròn,…
Phần nhân sủi cảo
- Thịt nạc vai: 200
- Tôm tươi: 200g
- Lá bắp cải: vài tàu (hoặc lá cải thảo)
- Tỏi: 4 tép
- Gừng: 1 nhánh
- Hành lá: vài cọng
- Dầu mè
- Gia vị: xì dầu, bột nêm, muối, tiêu
Làm sủi cảo tôm thịt
Bước 1: Làm vỏ sủi cảo
Vỏ sủi cảo được làm từ bột mì qua quá trình nhào, ủ rồi cán mỏng thành những miếng hình tròn nhỏ. Công đoạn này tốn khá nhiều thời gian vì phải chờ ủ bột. Nếu có thời gian, bạn có thể tự làm vỏ sủi cảo, loại vỏ này có thể dùng cho bánh gối cũng rất tiện. Còn không, hãy mua vỏ bánh bán sẵn tại các cửa hàng nhé.
Bước 2: Làm nhân sủi cảo tôm thịt
– Phần thịt lợn, chọn nạc vai sẽ mềm và ngon hơn phần thịt khác. Sau khi rửa sạch với nước muối loãng, dùng một khăn sạch thấm cho ráo nước rồi cho vào máy xay nhỏ.
– Tôm sú tươi bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng. Rửa sạch tôm với nước muối loãng cho hết mùi tanh. Sau đó, thái tôm thành hạt lựu
– Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ. Trộn bắp cải với 1 thìa cafe muối tinh, để 20 phút cho ra bớt nước. Sau đó, dùng khăn xô cho bắp cải vào, vắt càng kiệt nước càng tốt
– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
– Gừng, tỏi cạo sạch vỏ, băm nhỏ
– Trong một cái bát, cho thịt xay, tôm, bắp cải cùng với hành, gừng, tỏi. Nêm 2 thìa xì dầu, 2 thìa dầu mè, 1 thìa bột nêm, 1/2 thìa tiêu. Trộn đều rồi bọc kín, cho vào tủ lạnh ướp 20 phút.
Bước 3: Tạo hình sủi cảo
Tạo hình sủi cảo là cả một nghệ thuật. Người nào khéo tay sẽ cho những chiếc sủi cảo đều đẹp, người nào vụng sẽ xấu hơn. Cách gấp mép cũng chẳng ai giống ai, bạn có thể tùy trí tưởng tượng để tạo hình cho sủi cảo. Bước đầu có thể bạn chưa quen nhưng chỉ làm 1,2 cái quen tay hơn sẽ cho bánh đẹp hơn.
Đầu tiên, lấy một miếng vỏ bánh đặt vào lòng bàn tay. Lấy thìa xúc một lượng nhân vừa đủ cho vào 1/2 vỏ bánh. Dùng đầu ngón tay nhúng nước rồi làm ướt mép vỏ để gấp mép dễ dàng hơn. Sử dụng ngón tay cái và trỏ gấp mép xếp chồng lên nhau cho kín.
Bước 4: Chế biến sủi cảo
Sủi cảo sau khi tạo hình xong thì được đem đi làm chín. Bạn có thể hấp, luộc hoặc chiên sủi cảo tùy theo khẩu vị gia đình mình. Mỗi cách chế biến lại mang đến hương vị hấp dẫn riêng.
- Sủi cảo hấp
Sử dụng xửng tre hoặc xửng hấp chuyên dụng khác. Lót phía dưới bằng lá cải thảo còn thừa rồi xếp sủi cào vào. Lưu ý xếp cách nhau một chút để sủi cảo không bị dính vào nhau. Hấp 20 phút tính từ lúc nước sôi là được.
- Sủi cảo luộc
Đun sôi một nồi nước. Thả nhẹ sủi cảo vào nồi (cho từng ít một). Khuấy nhẹ để chúng không bị dính vào nhau và dính nồi. Luộc cho đến khi sủi cảo nổi lên trên thì để thêm khoảng 1 phút nữa là vớt ra.
- Sủi cảo chiên
Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn trên lửa vừa. Thêm sủi cảo tôm thịt vào, đảm bảo chúng không dính nhau. Chiên 2-3 phút cho đến khi mặt dưới xém vàng. Thêm 1 cốc nước vào chảo, đậy vung lại. Giảm lửa xuống mức trung bình và nấu trong 4-5 phút cho đến khi cạn nước hoàn toàn.
Bước 5: Nước chấm sủi cảo
Thông thường, sủi cảo được chấm cùng xì dầu hoặc giấm đen. Bạn có thể sử dụng công thức nước chấm dưới đây, cực hợp với các món sủi cảo. Trộn 3 muỗng canh xì dầu với 1 muỗng canh giấm gạo và 1 muỗng cà phê đường trong một cái bát nhỏ. Khuấy cho đến khi đường tan hoàn toàn, sau đó cho 1/2 thìa tương ớt, 1 thìa mè rang cùng ít lá hẹ cắt nhỏ vào trộn đều.
Như vậy, bạn vừa hoàn thành cách làm sủi cảo tôm thịt rồi đó. Không quá khó để thực hiện món bánh này nhỉ. Nếu có thời gian, hãy vào bếp trổ tài chiêu đãi cả gia đình mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Sủi Cảo Tôm Thịt
- 200 g thịt nạc vai
- 200 g tôm tươi
- vài lá bắp cải
- 4 tép tỏi
- 1 nhánh gừng
- vài cọng hành lá
- Dầu mè
- Gia vị: xì dầu, bột nêm, muối, tiêu
- Vỏ sủi cảo
- Phần thịt lợn, chọn nạc vai sẽ mềm và ngon hơn phần thịt khác. Sau khi rửa sạch với nước muối loãng, dùng một khăn sạch thấm cho ráo nước rồi cho vào máy xay nhỏ.
- Tôm sú tươi bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng. Rửa sạch tôm với nước muối loãng cho hết mùi tanh. Sau đó, thái tôm thành hạt lựu
- Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ. Trộn bắp cải với 1 thìa cafe muối tinh, để 20 phút cho ra bớt nước. Sau đó, dùng khăn xô cho bắp cải vào, vắt càng kiệt nước càng tốt
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
- Gừng, tỏi cạo sạch vỏ, băm nhỏ
- Trong một cái bát, cho thịt xay, tôm, bắp cải cùng với hành, gừng, tỏi. Nêm 2 thìa xì dầu, 2 thìa dầu mè, 1 thìa bột nêm, 1/2 thìa tiêu. Trộn đều rồi bọc kín, cho vào tủ lạnh ướp 20 phút.
- Đầu tiên, lấy một miếng vỏ bánh đặt vào lòng bàn tay. Lấy thìa xúc một lượng nhân vừa đủ cho vào 1/2 vỏ bánh. Dùng đầu ngón tay nhúng nước rồi làm ướt mép vỏ để gấp mép dễ dàng hơn. Sử dụng ngón tay cái và trỏ gấp mép xếp chồng lên nhau cho kín.
- Sủi cảo hấp: Sử dụng xửng tre hoặc xửng hấp chuyên dụng khác. Lót phía dưới bằng lá cải thảo còn thừa rồi xếp sủi cào vào. Lưu ý xếp cách nhau một chút để sủi cảo không bị dính vào nhau. Hấp 20 phút tính từ lúc nước sôi là được.
- Sủi cảo luộc: Đun sôi một nồi nước. Thả nhẹ sủi cảo vào nồi (cho từng ít một). Khuấy nhẹ để chúng không bị dính vào nhau và dính nồi. Luộc cho đến khi sủi cảo nổi lên trên thì để thêm khoảng 1 phút nữa là vớt ra.
- Sủi cảo chiên: Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn trên lửa vừa. Thêm sủi cảo tôm thịt vào, đảm bảo chúng không dính nhau. Chiên 2-3 phút cho đến khi mặt dưới xém vàng. Thêm 1 cốc nước vào chảo, đậy vung lại. Giảm lửa xuống mức trung bình và nấu trong 4-5 phút cho đến khi cạn nước hoàn toàn.
- Trộn 3 muỗng canh xì dầu với 1 muỗng canh giấm gạo và 1 muỗng cà phê đường trong một cái bát nhỏ. Khuấy cho đến khi đường tan hoàn toàn, sau đó cho 1/2 thìa tương ớt, 1 thìa mè rang cùng ít lá hẹ cắt nhỏ vào trộn đều.
Trả lời