Chân gà hầm đậu phộng không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, công dụng điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Cùng tìm hiểu công dụng cũng như cách làm món chân gà hầm này nhé.
Nội dung
Công dụng chân gà hầm đậu phộng
Theo Đông y, chân gà còn được gọi là kê cân, có tính bình, vị ngọt, không độc. Chân gà có tác dụng hổ hư, cường gân cốt, mạnh sinh lực,…. nên được dùng để bồi bổ gân cốt, điều trị yếu sinh lý, tỳ hư, trị xuất huyết ở người cao tuổi, bệnh run tây chân, trẻ em còi xương, phụ nữ ngực lép da khô.
Thật bất ngờ khi ít ai biết được rằng, phần gân ở phần mỏm đầu của cẳng chân gà chứa nhiều các bó Collagen. Đây là một loại protein dạng keo và các axid amin như: Glycin, Argynin Prolin và Hydrosiprolin. Ngoài ra, phàn gân ở chân gà chứa đến hơn 80% bó sợi collagen, chất elastin, glucoprotein và chondroitin,… Cùng với hydroxyapatie có tác dụng bổ sung canxi, chất khoáng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ hệ xương khỏe mạnh, chắc khỏe hơn.
Với các món chân gà hay cụ thể hơn là món chân gà hầm đậu phộng, khi được hầm nhừ, các Hydroxyapatite ở phần tủy xương giúp xương của bạn chắc khỏe hơn, trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra chúng chứa khá nhiều Ca và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chân gà còn có tác dụng ức chế men chuyển giúp hạ huyết áp rất tốt.
Cách làm chân gà hầm đậu phộng
Nguyên liệu chuẩn bị
- Chân gà: 500g
- Đậu phộng: 100g
- Rượu trắng: 1 muôi canh
- Gừng: 1 nhánh
- Hành tím: 1 củ
- Hành lá
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, ớt, dầu ăn,…
Để có món chân gà hầm đậu phộng ngon hấp dẫn thì khâu lựa chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Chân gà thường bị bơm nước và để đông lạnh lâu ngày, ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe. Chọn chân gà, bạn cần dựa vào một vài kinh nghiệm sau:
– Chân gà bạn nên chọn loại còn tươi mới. Khi sờ tay vào, không có cảm giác nhớt hay ẩm ướt, cầm lên cảm giác chắc chắn, độ đàn hồi cao. Nếu chân gà bị bơm nước thì nhìn bên ngoài mập mạp, không có nếp nhăn.
– Dùng tay bóp nhẹ, chân gà bơm nước sẽ mềm, đầu ngón chân nhanh chóng căng phồng. Ấn nhẹ vào, chân gà sẽ bùng nhùng như có túi nước bên trong.
– Dựa vào sự co duỗi của chân: Nếu chân gà tươi mới thì 4 ngón chân sẽ cong, có xu hướng gập vào trong. Ngược lại, chân gà bơm thì 4 ngón chân căng phồng, duỗi dài, tách xa nhau rõ rệt.
– Nhìn mắt thường, chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không xuất hiện các đốm đỏ hoặc vàng. Nếu có các chấm nhìn như vết kim tiêm châm thì rất có thể gà đã bị bơm nước.
Cách hầm chân gà với đậu phộng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Chân gà chặt bỏ móng, dùng gừng lát và muối trắng chà xát vào từng kẽ chân để loại bỏ hết chất bẩn và mùi hôi. Sau đó, dùng rượu trắng và chanh ngâm chân gà 20 phút.
– Đậu phộng (hay còn gọi là hạt lạc) nhặt bỏ hết hạt lép, hạt thối rồi cho vào nước ngâm khoảng 1 giờ cho mềm. Cho lạc vào nồi nước luộc sôi 10 phút cho ra hết nước màu của vỏ thì món chân gà hầm đậu phộng sẽ đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể bỏ qua công đoạn này nhé.
Bước 2: Hầm chân gà với đậu phộng
– Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ hoặc thái lát mỏng. Cho chân gà và lạc vào nồi. Nêm hành tím, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu ăn rồi trộn đều. Để 15 phút cho ngấm gia vị trước khi tiến hành hầm
– Đổ ngập nước vào nồi rồi hầm lửa nhỏ riu riu để chân gà và lạc được mềm như. Khi gần cạn hết nước thì bạn cho tiếp nước vào ninh thêm một lần nữa. Thời gian hầm chân gà khoảng 1 tiếng.
Bước 3: Hoàn thành món ăn
– Khi chân gà và lạc đã mềm nhừ thì tắt bếp. Múc chân gà gà hầm ra tô, rắc thêm hành lá thái nhỏ và trang trí vài lát ớt tươi cho đẹp mắt.
– Chân gà hầm đậu phộng ăn nóng, có thể ăn không hoặc ăn kèm bánh mì, ăn cùng cơm trắng. Món ăn đạt yêu cầu thì chân gà phải mềm nhừ nhưng không bị bở, thấm đủ gia vị, quyện thêm chút béo béo của đậu phộng, đảm bảo ai nềm thử cũng phải xuýt xoa.
Với nguyên liệu đơn giản, cách thực hiện không có khó, bạn có thể note cách làm món ăn này và trổ tài chiêu đãi cho cả gia đình nhé. Chúc các bạn thành công!
=>> Xem thêm: Cách Nấu Chân Bò Hầm Sả Mềm Ngon Đậm Đà Ăn Là Mê
Cách làm chân gà hầm đậu phộng
- 500 g chân gà
- 100 g đậu phộng
- 1 muôi canh rượu trắng
- 1 nhánh gừng
- 1 củ hành tím
- Hành lá
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, ớt, dầu ăn,…
- Chân gà chặt bỏ móng, dùng gừng lát và muối trắng chà xát vào từng kẽ chân để loại bỏ hết chất bẩn và mùi hôi. Sau đó, dùng rượu trắng và chanh ngâm chân gà 20 phút.
- Đậu phộng (hay còn gọi là hạt lạc) nhặt bỏ hết hạt lép, hạt thối rồi cho vào nước ngâm khoảng 1 giờ cho mềm. Cho lạc vào nồi nước luộc sôi 10 phút cho ra hết nước màu của vỏ thì món chân gà hầm đậu phộng sẽ đẹp mắt hơn.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ hoặc thái lát mỏng. Cho chân gà và lạc vào nồi. Nêm hành tím, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu ăn rồi trộn đều. Để 15 phút cho ngấm gia vị trước khi tiến hành hầm
- Đổ ngập nước vào nồi rồi hầm lửa nhỏ riu riu để chân gà và lạc được mềm như. Khi gần cạn hết nước thì bạn cho tiếp nước vào ninh thêm một lần nữa. Thời gian hầm chân gà khoảng 1 tiếng.
- Khi chân gà và lạc đã mềm nhừ thì tắt bếp. Múc chân gà gà hầm ra tô, rắc thêm hành lá thái nhỏ và trang trí vài lát ớt tươi cho đẹp mắt.
HỌC THÊM MÓN NGON TỪ CHÂN GÀ
Trả lời