Sắn hấp cốt dừa bở, dẻo thơm quyện trong vị béo ngậy của cốt dừa, thơm mùi lá dứa, bùi của vài sợi dừa tươi. Chỉ nghĩ đến thôi đã thấy thèm rồi. Bếp MiNa mách bạn cách làm sắn hấp cốt dừa ngay sau đây nhé.
Sắn hấp hay sắn luộc là những món ăn vặt dân giã, gắn liền với tuổi thơ. Ngày xưa cuộc sống nghèo khó, cơm ăn không đủ no nên phải ăn sắn độn cùng cơm. Ngày nay, sắn hấp trở thành món “đặc sản” rất được yêu thích, mỗi khi thưởng thức là cả một bầu trời kí ức ùa về. Cách làm sắn hấp cốt dừa không khó, quan trọng nhất là khâu sơ chế để khử hết độc tố trong sắn tươi. Và hấp làm sao để sắn chín bằng hơi, bở nhưng dẻo thơm chứ không bị ngấm nước mà mềm nhũn. Vào bếp cùng Bếp Mina ngay bây giờ nhé!
Cách làm sắn hấp cốt dừa
Nguyên liệu làm sắn hấp cốt dừa
- Sắn tươi: 700g
- Nước cốt dừa: 150ml
- Nước dừa tươi: 600ml
- Lá dứa: vài cọng
- Muối hạt: 1 thìa
- Cơm dừa tươi: 1/2 bát con
- Vừng rang: khoảng 1 thìa (không bắt buộc)
Sắn tươi có khá nhiều loại, có loại sắn trắng, có loại sắn vàng. Sắn trắng sẽ bở thơm còn sắn vàng lại dẻo, đôi khi cảm giác hơi bị sượng. Để làm sắn hấp nước cốt dừa bạn hãy chọn mua loại sắn ruột trắng nhé. Để chọn được sắn ngon, cần dựa vào vài đặc điểm dưới đây.
– Sắn đồi sẽ thơm, bở và ngon hơn rất nhiều so với sắn trồng nơi khác. Nhưng nếu không phải dân chuyên thì bạn sẽ rất khó phân biệt được điều này.
– Chọn những củ ngắn nhưng mập, vỏ nhẵn, không có mắt gốc hay nốt sần.
– Sắn tươi thì ruột bên trong trắng ngần, khẽ bóc lớp vỏ nâu bên ngoài là lộ ra lớp vỏ màu hồng. Sắn để lâu thì ruột bên trong có vết sọc đen mà dân gian hay gọi là sắn “bầm máu”, không nên mua nhé.
Cách làm sắn hấp cốt dừa
Bước 1: Sơ chế sắn
– Sắn cắt bỏ đầu đuôi rồi lột vỏ. Có nhiều cách lột vỏ khác nhau, bạn có thể cắt thành khúc ngắn rồi dùng mũi dao rạch 1 đường ở lớp vỏ rồi bóc ra dễ dàng. Hoặc dùng mũi dao khía những đường tròn chéo chạy quanh lớp vỏ rồi lột cả củ dài như vậy.
– Cắt sắn thành từng khúc ngắn khoảng 8-10cm. Chuẩn bị chậu nước cho muối vào hòa tan rồi ngâm sắn khoảng 3-5 giờ. Công đoạn này là bắt buộc bởi sắn tươi có rất nhiều độc, ngâm muối để khử độc hiệu quả. Nếu luộc luôn để ăn, có thể sẽ bị say sắn. Trong quá trình ngâm, nên thay nước 1-2 lần nhé. Sau đó rửa lại sắn cho thật sạch.
Bước 2: Hấp sẵn
– Có nhiều kiểu hấp sẵn khác nhau. Có người cho sắn vào xửng rồi hấp bằng nước cốt dừa ở dưới, kiểu này thời gian sẽ lâu hơn. Có người lại thích cho sắn vào cùng nước dừa rồi để sôi nhỏ lửa cho sắn chín từ từ. Làm cách nào cũng được, miễn sao sắn phải bở nhưng ráo, không được ướt
– Bạn có thể lót lá dứa xuống đáy xửng, xếp sắn lên trên. Nước dừa tươi đổ xuống dưới (để lại khoảng 100ml). Sau đó hấp nhỏ lửa khoảng 30 phút là được. Không cần phải hấp chín bở tung, chỉ cần sắn vừa chín tới là được nhé, vì mình còn phải hấp cùng nước cốt dừa một lần nữa.
Bước 3: Sắn hấp cốt dừa
– Sử dụng một cái nồi đế dày khác, cho sắn vừa hấp vào. Rưới nước cốt dừa và lượng nước dừa còn lên trên. Rải cơm dừa bào sợi lên trên cùng
– Đậy vung và hấp ở lửa thật nhỏ cho sắn ngấm vị béo ngậy của cốt dừa. Thời gian hấp khoảng 10-15 phút tùy lượng sắn, không cần hấp đến khi cạn.
– Cho sắn hấp nước cốt dừa ra đĩa. Rắc thêm vài hạt vừng rang lên trên cho thơm rồi thưởng thức
Yêu cầu thành phẩm sắn hấp cốt dừa
– Sắn hấp cốt dừa phải bở, dẻo dẻo chứ không bị nhũn nát. Miếng sắn khô, không bị ngấm nước
– Thưởng thức một miếng, ta cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của sắn, quyện trọng vị béo ngậy của cốt dừa, thơm mùi lá dứa, bùi bùi của sợi dừa tươi.
– Lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều sắn, nhất là khi bụng đói bởi có thể khiến bạn bị “say”.
Cách làm sắn hấp cốt dừa lá dứa
Miếng sắn hấp cốt dừa lá dứa màu xanh đẹp mắt, sắn bở dẻo thơm quyện trong vị béo ngậy của cốt dừa, thơm mùi lá dứa, bùi bùi của dừa nạo sợi. Về cơ bản,
- Sắn tươi lột vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc. Ngâm sắn với nước muối 1-2 giờ để bớt độc.
- Xếp 3-4 lá dứa dưới đáy nồi. Cho sắn vào rồi thêm khoảng 1 bát con nước lọc. Luộc sắn sôi thì hạ mức lửa nhở nhất để sắn chín từ từ. Luộc sắn như này sẽ bở dẻo, không bị ngấm nước khiến sắn nhão ướt. Bạn cũng có thể hấp chín sắn.
- Một ít lá dứa đem xay nhỏ, vắt lấy 1/3 bát nước cốt. Hòa nước cốt lá dứa với 1 lon nước cốt dừa, 1 thìa đường cho tan đều.
- Sau khi sắn chín vừa tới, chắt bỏ hết nước. Rưới hỗn hợp nước cốt dừa lá dứa vào nồi sắn. Om nhỏ lửa, thi thoảng dùng thìa múc phần cốt dừa rưới lên miếng sắn cho thấm đều.
- Om sắn lá dứa cốt dừa khoảng 10 phút đến khi gần cạn hết nước. Rắc thêm dừa bào sợi, om thêm 5 phút
Trên đây là cách làm sắn hấp cốt dừa mà Bếp Mina chia sẻ cùng các bạn. Những ngày sum họp gia đình, làm một nồi sắn hấp nhâm nhi rồi ôn lại dăm ba câu chuyện tuổi thơ thật vui biết bao. Lưu lại công thức và thử ngay bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sắn Hấp Cốt Dừa
- 700 g sắn tươi
- 150 g nước cốt dừa
- 500 ml nước dừa tươi
- vài cọng lá dứa
- 1 thìa muối hạt
- 1/2 bát cơm dừa bào sợi
- 1 thìa vừng rang
- Sắn cắt bỏ đầu đuôi rồi lột vỏ. Có nhiều cách lột vỏ khác nhau, bạn có thể cắt thành khúc ngắn rồi dùng mũi dao rạch 1 đường ở lớp vỏ rồi bóc ra dễ dàng. Hoặc dùng mũi dao khía những đường tròn chéo chạy quanh lớp vỏ rồi lột cả củ dài như vậy.
- Cắt sắn thành từng khúc ngắn khoảng 8-10cm. Chuẩn bị chậu nước cho muối vào hòa tan rồi ngâm sắn khoảng 3-5 giờ. Công đoạn này là bắt buộc bởi sắn tươi có rất nhiều độc, ngâm muối để khử độc hiệu quả. Nếu luộc luôn để ăn, có thể sẽ bị say sắn.
- Trong quá trình ngâm, nên thay nước 1-2 lần nhé. Sau đó rửa lại sắn cho thật sạch.
- Có nhiều kiểu hấp sẵn khác nhau. Có người cho sắn vào xửng rồi hấp bằng nước cốt dừa ở dưới, kiểu này thời gian sẽ lâu hơn. Có người lại thích cho sắn vào cùng nước dừa rồi để sôi nhỏ lửa cho sắn chín từ từ. Làm cách nào cũng được, miễn sao sắn phải bở nhưng ráo, không được ướt
- Bạn có thể lót lá dứa xuống đáy xửng, xếp sắn lên trên. Nước dừa tươi đổ xuống dưới (để lại khoảng 100ml). Sau đó hấp nhỏ lửa khoảng 30 phút là được. Không cần phải hấp chín bở tung, chỉ cần sắn vừa chín tới là được nhé, vì mình còn phải hấp cùng nước cốt dừa một lần nữa.
- Sử dụng một cái nồi đế dày khác, cho sắn vừa hấp vào. Rưới nước cốt dừa và lượng nước dừa còn lên trên. Rải cơm dừa bào sợi lên trên cùng
- Đậy vung và hấp ở lửa thật nhỏ cho sắn ngấm vị béo ngậy của cốt dừa. Thời gian hấp khoảng 10-15 phút tùy lượng sắn, không cần hấp đến khi cạn.
- Cho sắn hấp nước cốt dừa ra đĩa. Rắc thêm vài hạt vừng rang lên trên cho thơm rồi thưởng thức
Trả lời