Nếu đã từng được thưởng thức chả tôm Thanh Hóa chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon hấp dẫn này. Nhưng bạn có biết cách làm chả tôm Thanh Hóa như nào để chuẩn vị nhất? Khám phá ngay cách làm nhé!
Nội dung
Chả tôm Thanh Hóa – nét đẹp văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Chả tôm Thanh Hóa – một nét đẹp của ẩm thực xứ Thanh mà có lẽ ít người biết đến. Nhắc đến ẩm thực Xứ Thanh, người ta sẽ nghĩ ngay đến nem chua, bánh gai Tứ Trụ, mắm Ba Làng,… nhưng ít ai biết rằng Thanh Hóa còn có một món độc đáo mà ai từng nếm thử sẽ chẳng bao giờ quên được, đó chính là chả tôm. Hà Nội thì có bánh tôm, Sài Gòn có bánh tráng cuốn tôm nhưng chả tôm xứ Thanh lại thú vị hơn hẳn. Chẳng ngoa khi nói chả tôm là món ăn độc đáo và khó tìm nhất vùng đất Bắc Trung Bộ.
Cách làm chả tôm Thanh Hóa không quá phức tạp nhưng lại đòi hòi sự tỉ mỉ, khéo léo từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến. Có những thứ nguyên liệu tưởng như là “đồ thừa” nhưng lại không thể thiếu cho món chả tôm, đó chính là cơm nguội.
Chả tôm Thanh Hóa thường được dùng chủ yếu vào khoảng thời gian tiết trời se lạnh cuối thu đầu đông. Cả gia đình hay người thân bạn bè sẽ ngồi quây bên bếp than hoa để nướng chả tôm, nướng đến đâu dùng đến đó. Chả tôm phải nướng khói mới đúng điệu, mùi khói ngào ngạt quyện với hương thơm bùi bùi của tôm, tiếng giòn rụm của lớp vỏ bọc, chấm cùng nước mắm chua cay, dưa góp chua nhẹ sẽ làm xao xuyến mọi vị giác dù khó tính đến đâu.
Cách làm chả tôm Thanh Hóa
Nguyên liệu làm chả tôm
- Tôm sú hoặc tôm đất: 500g.
Đây là nguyên liệu chính làm nên món ăn nên cần phải lựa chọn kĩ. Tôm không cần quá to nhưng phải tươi. Chọn những con tôm sống, màu sắc sáng tươi, không bị thâm đen
- Thịt ba chỉ: 200g
Để có món chả tôm Thanh Hóa ngon thì nhất định phải chọn miếng thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc, phần mỡ nhiều hơn phần nạc. Khi nướng, phần mỡ này chảy ra ngấm đều vào miếng chả dậy mùi thơm mà lại không bị khô.
- Thịt gấc: nửa bát con
Gấc chín màu đỏ tươi vừa tạo màu đẹp đặc trưng của chả tôm, vừa giúp miếng chả béo ngậy bởi dầu gấc chảy ra. Nếu không có gấc, bạn có thể thay bằng mầu điều
- Cơm nguội: 1 bát con
- Bánh phở: 500g. Chọn loại bánh hơi dày một chút để khi cuốn phần nhân không bị rách bục ra ngoài
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, tiêu, đường,…
- Hành khô: 2 củ
- Tỏi khô: 1 củ
- Rau sống ăn kèm: xà lách, mùi, bạc hà,…
- Nguyên liệu pha nước chấm: cà rốt, đu đủ, sung muối
Các bước làm chả tôm Thanh Hóa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Tôm đất rửa sạch với chút muối loãng, cắt bỏ đầu, đuôi, rút chỉ đen ở sống lưng. Nếu tôm to thì bóc bỏ vỏ cứng còn nếu tôm nhỏ thì không cần.
– Thịt ba chỉ rửa sạch, lọc bỏ phần da. Cho thịt vào chần nhanh 3-4 phút cùng với xíu muối hạt để sạch hết bẩn cũng như khử mùi hôi. Rửa lại thịt cho sạch rồi thái thịt thành miếng nhỏ như thịt rang.
– Hành tim bóc vỏ, băm nhỏ
Bước 2: Xay nhân chả tôm
Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi cho tôm vào xào săn lại. Thịt ba chỉ đem rim cháy xém vàng
Cho tôm, thịt ba chỉ, cơm nguội vào máy xay. Thêm 1 thìa mắm, 1 thìa đường, 1 thìa tiêu. Bạn chỉ xay cho nguyên liệu nhỏ, không xay nhuyễn sẽ làm chả tôm mất ngon. Nếu có điều kiện, bạn hãy cho tôm và thịt vào cối giã bằng tay, như vậy sẽ còn sót lại những miếng thịt khi ăn ta cảm nhận được hương vị rõ nét.
Cho hỗn hợp vừa xay ra bát. Gấc bóc lấy phần thịt đỏ cho vào hỗn hợp. Bóp nhẹ nhàng để nhân có màu đỏ đẹp mắt.
Bước 3: Cuốn chả tôm Thanh Hóa
Bánh phở đem cắt nhỏ, mỗi miếng có kích thước khoảng 4×7 cm là vừa. Trải bánh phở ra, cho một phần nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại là được. Làm lần lượt cho đến khi hết. Mỗi miếng chả tôm chỉ to khoảng bẳng 2 đốt tay người lớn là vừa.
Bước 4: Nướng chả tôm
- Nướng chả tôm bằng than hoa
Chả tôm Thanh Hóa chuẩn vị nhất là phải được kẹp vào que tre rồi nướng trên than hoa. Mùi khói cháy quyện vào hương bùi bùi của tôm, giòn rụm của lớp vỏ bọc bên ngoài. Cuốn 1 miếng chả cùng rau sống, thêm vài sợi bún rồi chấm vào nước chấm dưa góp làm xao xuyến vị giác bất kì ai. Nướng chả cũng phải đều tay, khi nào miếng chả vàng ươm, bóng dầu, hơi cháy xém thì bỏ ra đĩa và ăn nóng.
- Nướng chả tôm bằng nồi chiên không dầu
Ngoài ra, bạn có thể dùng nồi chiên không dầu, sét nhiệt 180 độ trong 15 phút là có thể thưởng thức. Một cách nữa là dùng chổi phết lớp dầu vào chảo chống dính, cho chả tôm vào áp chảo vàng 2 mặt là được.
Cách pha nước chấm chả tôm
Ta nói nước chấm là linh hồn của món ăn quả không sai. Chả tôm Thanh Hóa phải chấm bằng nước chấm dưa góp mới đúng kiểu. Cà rốt, đu đủ gọt vỏ rồi thành thái thành lát mỏng vừa ăn. Trộn thêm 1 thìa muối tinh trong 5 phút để ra bớt nước và đu đủ, cà rốt giòn hơn. Vớt dưa góp để ráo nước, trộn cùng 1 thìa thìa giấm, 2 thìa đường, vài lát ớt cho ngấm.
Pha nước chấm theo tỉ lệ 1 mắm : 2 đường: 1 thìa cốt chanh : 5 thìa nước lọc. Sau đó thêm tỏi băm, dưa góp vào khuấy đều là được.
Như vậy bạn đã hoàn thành xong cách làm chả tôm Thanh Hóa rồi đấy. Mặc dù hơi nhiều công đoạn nhưng không quá khó để thực hiện. Không cần phải đi đâu xa, bạn có thể trổ tài làm chả tôm tại nhà chiêu đãi cả gia đình. Chúc các bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách làm chả tôm Thanh Hóa
- 500 g tôm sú
- 200 g thịt ba chỉ
- vài hạt gấc chín
- 1 bát con cơm nguội
- 500 g bánh phở
- 2 củ hành khô
- 1 củ tỏi khô
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, tiêu, đường,…
- Rau sống ăn kèm: xà lách, mùi, bạc hà,…
- Bún rối ăn kèm
- Nguyên liệu pha nước chấm: cà rốt, đu đủ, sung muối
- Tôm sú rửa sạch với chút muối loãng, cắt bỏ đầu, đuôi, rút chỉ đen ở sống lưng. Nếu tôm to thì bóc bỏ vỏ cứng còn nếu tôm nhỏ thì không cần.
- Thịt ba chỉ rửa sạch, lọc bỏ phần da. Thái thịt thành miếng nhỏ như thịt rang.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ
- Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi cho tôm vào xào săn lại. Thịt ba chỉ đem rim cháy xém vàng
- Cho tôm, thịt ba chỉ, cơm nguội vào máy xay. Thêm 1 thìa mắm, 1 thìa đường, 1 thìa tiêu. Bạn chỉ xay cho nguyên liệu nhỏ, không xay nhuyễn sẽ làm chả tôm mất ngon. Nếu có điều kiện, bạn hãy cho tôm và thịt vào cối giã bằng tay, như vậy sẽ còn sót lại những miếng thịt khi ăn ta cảm nhận được hương vị rõ nét.
- Cho hỗn hợp vừa xay ra bát. Gấc bóc lấy phần thịt đỏ cho vào hỗn hợp. Bóp nhẹ nhàng để nhân có màu đỏ đẹp mắt.
- Bánh phở đem cắt nhỏ, mỗi miếng có kích thước khoảng 4×7 cm là vừa. Trải bánh phở ra, cho một phần nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại là được. Làm lần lượt cho đến khi hết
- Chả tôm Thanh Hóa chuẩn vị nhất là phải được kẹp vào que tre rồi nướng trên than hoa. Mùi khói cháy quyện vào hương bùi bùi của tôm, giòn rụm của lớp vỏ bọc bên ngoài. Cuốn 1 miếng chả cùng rau sống, thêm vài sợi bún rồi chấm vào nước chấm dưa góp làm xao xuyến vị giác bất kì ai. Nướng chả cũng phải đều tay, khi nào miếng chả vàng ươm, bóng dầu, hơi cháy xém thì bỏ ra đĩa và ăn nóng.
Trả lời