• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Bếp MiNa

Thêm món ngon mỗi ngày

  • Trang chủ
  • Cách làm bánh
  • Món Việt
  • Món Âu
  • Đồ uống
  • Món ăn vặt
  • Mẹo vặt
Trang chủ » Món Việt » Phân Biệt 15 Loại Rau Cải Phổ Biến cho cô nàng “vụng về”

Phân Biệt 15 Loại Rau Cải Phổ Biến cho cô nàng “vụng về”

05/10/2022 bởi Bếp MiNa Bình luận

Rau cải là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày. Liệu bạn đã biết có bao nhiêu loại rau cải và phân biệt chúng như thế nào. Điểm danh các loại rau cải phổ biến nhất dưới đây.

Nội dung

  • 1 Rau cải xoong
  • 2 Cải chíp (cải thìa)
  • 3 Cải bẹ xanh
  • 4 Cải bẹ
  • 5 Cải ngọt
  • 6 Cả kale (cải xoăn)
  • 7 Cải bắp
  • 8 Cải thảo
  • 9 Cải ngồng
  • 10 Cải cúc
  • 11 Cải bó xôi
  • 12 Cải cầu vồng
  • 13 Cải mèo

Rau cải xoong

Cải xoong (tên khoa học là Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) được biết đến là một loại thực vật bán thủy sinh và thủy sinh, lớn nhanh, sống lâu năm. Nguồn gốc của cải xoong từ Châu Âu tới Trung Á và đã được con người sử dụng như một loại rau ăn từ rất lâu. Cải xoong thuộc họ Cải (Brassicaceae), có họ hàng với mù tạc và rau tần vì tất cả chúng đều có mùi vị hăng cay. Loại cải này có thân trôi nổi trên mặt nước, lá phức hình lông chim. Hoa của cải xoong nhỏ, màu trắng và xanh lục, thường mọc thành chùm.

rau cải xoong

Cải chíp (cải thìa)

Cải chíp hay còn được gọi với tên khác là cải thìa, cải bẹ trắng, bạch tử giới… rất gần gũi với các món ăn người Việt. Cải chíp có thân ngắn, bẹ mập mập, phiến lá tròn to. Cải chip vị ngọt nhẹ, rất dễ ăn, có thể chế biến nhiều món như luộc, cải chíp sốt dầu hào, sốt nấm…

Cải chip có hàm lượng chất khoáng như sắt, magie, canxi, kẽm dồi dào có tác dụng cải thiện độ chắc khỏe của xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương và hạn chế các bệnh về xương khớp.

rau cải chip

Hàm lượng kali cùng với canxi, magie cũng giúp ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao. Kali có tác dung giãn mạch, giúp giảm căng thẳng trong mạch máu.

Beta-carotene, selen, vitamin K và vitamin C trong cải chíp có nhiều lợi ích trong cải thiện và duy trì sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Vitamin A trong cải chíp giúp ngăn ngừa thoái hoá võng mạc cũng như thoái hóa điểm vàng.

XEM THÊM:

  • Cách làm cải thìa xào tỏi
  • Cách làm cải thìa sốt dầu hào

Cải bẹ xanh

Tùy vào từng vùng mà loại rau này còn có tên gọi là cải đắng, cải sen, cải canh… Rau còn non thì hay dùng để nấu canh, ăn kèm cùng bánh xèo, bánh khọt… Rau già hơn một chút được dùng để muối dưa ăn rất ngon.

rau cải canh

XEM THÊM:

  • Cách muối dưa cải truyền thống
  • Cách nấu canh rau cải thịt băm

Cải bẹ

Cũng là một giống cải bẹ, khi còn bé sẽ khá giống với loại cải xanh hay cải canh. Thường, người ta sẽ thu hoạch bằng cách tách từng bẹ rau trong một thời gian. Đến khi cây già, phần cuống bẹ phình to thì sẽ cắt cả cây. Cải non dùng để xào, nấu canh còn cải già dùng để muối dưa.

rau cải bẹ dưa

Cải ngọt

Loại cải này hơi khó phân biệt và dễ nhầm với các loại khác. Nhiều nơi cũng gọi cải chíp là cải thìa. Tuy nhiên, cải ngọt này có thân dài hơn, mảnh, lá có màu xanh thậm, phần lá có đầu tròn, hơi tù, mép lá có nhiều gân và lá có màu xanh đậm, càng về cuống thì càng nhạt. Cải ngọt thường được dùng để xào tỏi hay luộc chấm xì dầu, xào thịt bò, xào mì….

rau cải ngọt

Cả kale (cải xoăn)

Cải Kale (cải xoăn) được mệnh danh là ông vua của những loại rau xanh bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó với sức khỏe. Cải kale là cây thân thảo, đặc điểm nhận dạng là xoăn ở phần rìa lá, ăn vị hơi đắng. Lá kale có màu xanh hoặc tím.

cải xoăn kale

Cải kale là thực phẩm hàng đầu trong thực đơn ăn kiêng của chị em. Bởi loại rau này có chứa ít calo nhưng nhiều nước, trong cải kale còn chưa protein và chất xơ khiến bạn no lâu và giảm thèm ăn.

Hợp chất glucosinat trong cải xoăn có đặc tính chống ung thư, hạn chế sự phát triển của khối u. Tiêu thụ cải xoăn thường xuyên còn giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, cải kale còn cung cấp vitamin, axit béo omega 3 và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

các loại cải kale

Có nhiều loại cải xoăn (cải kale) khác nhau như kale tím (Redbor Kale), Kale khủng long (Kale Toscana), cải kale baby,… trong đó kale khủng long có lá dài và to, bề mặt xoăn nhẹ, cây to, có nhiều tầng lá, lá mềm.  Là loại rau ăn lá dài ngày, cây có thể trồng trong chậu, thùng xốp, khay nhựa hoặc trồng thẳng ngoài đất. Loại rau này được xếp vào tốp đầu trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhất, được mệnh danh là nữ hoàng của các loại rau.

cải xoăn khủng long

Cải bắp

Bắp cải hay còn được gọi là cải bắp, có tên khoa học là Brassica oleracea thuộc nhóm Capitata, họ mù tạt Brassicaceae (hay Cruciferae). Bắp cải là cây thân thảo có thân to và cứng, lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt. Ở Việt Nam có 2 loại bắp cải chính là bắp cải xanh và bắp cải tím.

Cùng như các loại rau họ cải khác, bắp cải cũng chứa chất chống ung thư hiệu quả. Hàm lượng kali dồi dào giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đồng thời tránh tắc nghẽn mạch máu. Hàm lượng vitamin C trong bắp cải cực lớn, đặc biệt bắp cải tím. Trong 100g bắp cải tím có chứa 57 mg vitamin C.

rau cải bắp

 

bắp cải

Bắp cải thường được dùng để làm món bắp cải xào, dưa bắp cải, salad bắp cải, hay làm các món trộn gỏi.

Cải thảo

Cải thảo đã quá quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày với món kim chi cải thảo, cải thảo xào hay để ăn lẩu. Cải thảo còn có tên khác là bắp cải tây, xuất xứ từ Trung Quốc.

Cải thảo là loại rau xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đáp ứng hơn 45% nhu cầu hàng ngày. Vitamin C này tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, giúp củng cố hệ miễn dịch hiệu quả và ngăn ngừa sự xâm nhập của các mầm bệnh. Vitamin B9 còn có tác dụng hỗ trợ  loại bỏ homocysteine trong máu – tác nhân gây nên các cơn đau tim.

rau cải thảo

Cải ngồng

Cải ngồng thuộc lớp cải thìa nhưng có thân, lá mọc ra từ 2 bên và rất dễ có hoa màu vàng. Loại rau này có nhiều ở Trung Quốc, tên tiếng Quảng Đông của nó dịch ra tiếng Việt nghĩa là “trái tim của rau“. Thân bông to và non, mềm, không phân nhánh và không có xơ. Chúng có lá to, dày và bề mặt lá nhẵn. Rau cải ngồng ăn cả lá và phần thân cuống non, khi ăn tước bớt phần vỏ cuống nếu cần. Cải ngồng luộc chấm tỏi hoặc xào đều ngon.

Rau cải ngồng có vị ngọt, tính bình tốt cho những người mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp cao. Chúng giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định huyết áp, lợi tiểu, giải độc, mát gan, hỗ trợ đường tiết niệu, cải thiện chức năng tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật.

rau cải ngồng

Cải cúc

Cải cúc hay còn có tên gọi khác là rau tần ô. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau. Khi già thì sẽ nở hoa, mép ngoài của hoa có màu trắng nhạt, ở giữa có màu vàng sẫm hơi giống hoa cúc thối.

Trong rau cải cúc có chứa nhiều chất kiềm mật, chất diệp lục tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, bổ não. Rau cải cúc cũng tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả. Rau cải cúc giàu vitamin và các axit amin nên có tác dụng tốt đối với người tâm trạng lo lắng, ăn rau cải cúc thường xuyên giúp an thần, bảo vệ não. Phụ nữ sau sinh ăn canh rau cúc thịt nạc có thể tăng sữa cho con bú.

Rau cải cúc thường chế biến món canh (canh cải cúc thịt băm, canh cải cúc cá rô đồng…), xào hoặc nhúng lẩu.

rau cải cúc

Cải bó xôi

Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina, thứ rau màu xanh sẫm này khá quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, đây được xem là ” thượng phẩm” cực tốt cho sức khỏe. Cùng điểm danh một số công dụng của cải bó xôi nhé.

công dụng của cải bó xôi

– Tốt cho người tiểu đường: chất axit alpha-lipoic có trong cải bó xôi công dụng giảm lượng đường trong máu, tăng tính nhận biết của cơ thể với hormone insulin, ngăn ngừa khả năng oxy hóa gây căng thẳng ở những người bị tiểu đường.

– Điều hòa huyết áp: nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng kali dồi dào trong cải bó xôi giúp khống chế hàm lượng natri trong máu, giảm nguy cơ cao huyết áp. Hơn nữa, kali còn giúp xương chắc khỏe hơn, giảm lượng canxi trong nước tiểu.

– Ăn cải bó xôi tốt cho mắt

Chất lutein và zeaxanthin tác dụng bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Ăn cải nấu chín sẽ bổ sung chất beta carotene cho mắt, ngăn ngừa các bệnh thiếu vitamin A, ngứa mắt, loét mắt và khô mắt.

– Tốt cho hệ tiêu hóa: glycoglycerolipid trong loại cải này có thể tăng cường “sức mạnh” của thành tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa.

– Phòng chống bệnh tim mạch: chất C0-Q10 là chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường cơ bắp đặc biệt là cơ tim. Chính vì thế bác sĩ khuyên hãy thường xuyên sử dụng cải bó xôi cho những bệnh nhân bị tim mạch, tăng lipid máu, bênh mạch vành.

– Ăn cải bó xôi nấu chín sẽ bổ sung beta carotene cho mắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu vitamin A, ngứa mắt, loét mắt và khô mắt

– Ngăn ngừa ung thư: những loại rau màu xanh sẫm có hàm lượng diệp lục cao công dụng ngăn chặn các amin dị vòng được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao

XEM THÊM: Các cách chế biến cải bó xôi

Cải cầu vồng

Không phổ biến ở Việt Nam nhưng cải cầu vồng rất phổ biến ở các nước phương Tây. Loại cây thân thảo có lá mọc so le nhau. Lá của cây xanh, cao lớn, có những lá phẳng nhưng lại có lá xoăn. Thân cây đa màu sắc, gồm đỏ, vàng, trắng, cam chính vì thế mà mọi người thường gọi nó là cải cầu vồng.

cải cầu vồng

Cũng như hầu hết những loại rau lá màu xanh đậm khác, cải cầu vồng chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, các sắc tố thực vật carotenoid, chẳng hạn như beta-carotene có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh phổi. Cải cầu vồng chứa axit syringic và kaempferol, có tác dụng ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cài cầu vồng cũng chứa hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin C, vitamin K…. trong đó vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì sức khỏe của xương.

Cải mèo

Một loại cải được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cao, Hà Giang, Sơn La… Nhìn bên ngoài, cải khá giống với loại cải xanh nhưng thân dài hơn, phần lá nhăn, màu xanh sẫm và viền lá hơi xoăn.

Cải mèo có thể sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng có thể được gieo ven các ruộng bậc thang thậm chí mọc xanh mơn mởn ở các sườn núi hay trong hốc đá mà không cần chăm bón.

Cải mèo vị hơi đắng nhưng giòn, bị thèm, càng ăn sẽ càng thấy vị ngọt ngọt đọng lại. Cải mèo thường được luộc chấm trứng, nấu canh, xào thịt bò, thịt cuốn cải mèo hun khói… Khi chế biến, người ra không dung rau cắt ngắn mà sẽ dùng tay vặn để giữ trọn hương vị.

rau cải mèo

Trên đây là cách phân biệt các loại rai cải quen thuộc hàng ngày mà bà nội trợ nào cũng cần phải biết. Bạn đã biết tên bao nhiêu loại rau cải trong số này rồi? Theo dõi Bếp Mina để học công thức món ngon mỗi ngày và mẹo vặt bếp núc nhé!

Mục: Món Việt Tags: Món Ngon Mỗi Ngày, Món rau

Có thể bạn quan tâm

  • Cách Làm Thịt Ba Chỉ Kho Trứng Cút Ngon Mềm, Màu Đẹp

    Cách Làm Thịt Ba Chỉ Kho Trứng Cút Ngon Mềm, Màu Đẹp

  • Cách làm bắp cải xào cà chua Đơn Giản mà Ngon Miệng

    Cách làm bắp cải xào cà chua Đơn Giản mà Ngon Miệng

  • Cách làm cải thìa xào tỏi và cải thìa xào nấm Ngon Giòn Ngọt

    Cách làm cải thìa xào tỏi và cải thìa xào nấm Ngon Giòn Ngọt

  • Cách Làm Bò Sốt Tiêu Đen Ngon Mềm như nhà hàng 5 sao

    Cách Làm Bò Sốt Tiêu Đen Ngon Mềm như nhà hàng 5 sao

  • Cách Làm Dưa Rau Muống Chua Ngọt Ngon Giòn Nhất

    Cách Làm Dưa Rau Muống Chua Ngọt Ngon Giòn Nhất

  • [MẸO] Cách luộc rau muống Xanh Giòn lấy lòng mẹ chồng

    [MẸO] Cách luộc rau muống Xanh Giòn lấy lòng mẹ chồng

Xem thêm

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Chuyên Mục

  • Cách làm bánh
  • Đồ uống
  • Khác
  • Làm đẹp
  • Mẹo vặt
  • Món ăn vặt
  • Món Âu
  • Món Việt
  • Quán xá

Nội dung nổi bật

cách nấu canh rau cải thịt bằm

Cách Nấu Canh Rau Cải Thịt Băm Xanh Mướt, Ngọt Mát

Bí quyết nấu canh rau cải thịt băm ngọt thanh, dễ ăn, rau xanh mướt chứ không bị vàng. ...

Xem thêm

cách làm nước sốt bít tết

5 Cách Làm Nước Sốt Bò Bít Tết Dễ Làm Ngon “Số Dzach”

Nếu là tín đồ của beef steak thì nhất định bạn không thể bỏ qua các cách làm nước sốt bò ...

Xem thêm

Tags

bánh bí đỏ bún bắp cải canh cháo chè cua CÁ HỒI cà chua cá cách muối dưa cơm củ cải dâu tây ghẹ hàu kem khoai lang khoai tây lẩu mì Ý món kho Món Ngon Mỗi Ngày Món rau món xào mứt mực nấm nộm quán ăn ngon salad sinh tố súp sườn thịt bò thịt gà thịt lợn thịt vịt trứng tôm xôi đậu phụ ếch ốc

Footer

Theo dõi Bếp MiNa trên:

  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • YouTube

Liên kết trang

Beta Glucan

Copyright © 2025 · bepmina.vn · DMCA.com Protection Status