Vào bếp với cách nấu cari vịt nước cốt dừa thơm béo, đậm đà dưới đây. Cà ri vịt mềm ngọt, béo ngậy của cốt dừa, tươi ngon của rau củ tự nhiên cùng các gia vị đặc trưng sẽ mang đến bữa ăn hấp dẫn.
Nội dung
Nguồn gốc món cari
Cari hay cà ri là một món ăn ngon truyền thống của người Ấn Độ, được lấy từ chữ “kari” tiếng Tamil nghĩa là “nước sốt”. Cà ri là sự kết hợp của thịt (thịt bò, gà, vịt,…) và loại gia vị đặc trưng như bột nghệ, cumin, gừng, ớt,…Sức hút của món ăn chính là hương vị đậm đà, sự kết hợp của nước cốt dừa béo ngậy, cay nồng của gia vị đặc trưng, màu vàng đẹp mắt của bột cà ri.
Là cái nôi của cà ri, Cà ri Ấn Độ với phần nước sốt được làm từ nhiều gia vị khác nhau từ thảo mộc, mang lại sự đa chiều trong hương vị, Người Ấn Độ truyền thống không sử dụng bột cà ri làm sẵn, mà sẽ tự phối các loại nguyên liệu tươi để cho ra vị mới. Song ba vị cơ bản nhất vẫn phải có là ngò, thì là và nghệ. Cari ở Ấn Độ không phải là một món ăn bình thường, nó như một loại thức ăn với nhiều cách chế biến, kết hợp gia vị khác nhau. Chính vì thế, người Ấn không bao giờ chán cari, vỉ chỉ cần thêm thắt chút gia vị thôi là hương vị đã hoàn toàn khác.
Cari được du nhập vào nhiều nước trên thế giới và được yêu thích vô cùng, trong đó có Việt Nam. Khi du nhập, người dân đã biến tấu một chút, thay đổi gia vị để biến món ăn trở nên dễ ăn, phù hợp khẩu vị dân tộc hơn. Cùng vào bếp học cách nấu cari vịt đơn giản theo hướng dẫn của Bếp Mina nhé.
Nguyên liệu nấu cari vịt
Cách nấu cari vịt của người Việt không có vị cay như vị truyền thống. Thay vào đó, chúng béo ngậy, ngọt thanh của nước cốt dừa hay sữa tươi. Cari vịt sẽ được ăn cùng bánh mì hay bún, đôi khi là miến. Để nấu cà ri vịt nước cốt dừa, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu
- Thịt vịt 1 con khoảng 1kg
- Khoai lang: 2 củ
- Hành tây: 1 củ
- Tỏi: 4 tép
- Sả: 2 cây
- Gừng: 1 nhánh
- Bột cari: 2 thìa
- Màu điều: 2 thìa
- Nước cốt dừa: 100g
- Nước dừa tươi: 1 quả
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, ớt bột,…
Thịt vịt ngon nhất là dùng vịt cỏ, con nhỏ nhưng chắc thịt và thơm ngọt. Chọn những con vừa lứa, không già quá cũng không non quá. Cầm tay thấy chắc, nặng tay. Phần ức vịt nhỏ gọn thì thịt sẽ dầy. Không chọn những con béo múp sẽ nhiều mỡ.
Cách nấu cari vịt miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt vịt mua về nhổ hết phần lông tơ còn sót lại. Dùng muối chà xát cả bên trong và ngoài vịt cho hết mùi hôi. Sau đó ngâm với nước rượu trắng, cho vài lát gừng đập dập vào. Rửa lại vịt cho sạch rồi chặt thành miếng nhỏ.
– Khoai lang gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi cho ngâm chậu nước để khoai không bị thâm. Vớt khoai ra để ráo nước.
– Hành tây lột vỏ, thái múi cau
– Tỏi băm nhuyễn. Gừng cắt lát. Sả đập dập, sau đó băm nhỏ. Hành tây lột vỏ, thái hạt lựu.
Bước 2: Ướp thịt vịt
Cho thịt vịt vào một cái bát lớn. Thêm 1/2 gừng băm, 1/2 tỏi băm, 1/2 sả băm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước tương, 1/2 thìa ớt bột. Trộn đều rồi ướp thịt trong 30 phút
Bước 3: Nấu cari vịt khoai lang
– Khoai lang đem chiên sơ qua dầu vừa tạo vị thơm bùi, vừa giúp khoai không bị nát khi nấu.
– Cho 2 thìa dầu ăn vào nồi, phi thơm phần gừng, tỏi, sả còn lại cho thơm. Tiếp đó cho dầu điều và bột cà ri vào đảo đều
– Thêm thịt vịt vào xào săn lại để vịt ngấm gia vị hơn. Đổ nước dừa tươi và thêm nước vào cho xăm xắp mặt thịt- Đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Hầm nồi cari vịt khoảng 20 phút đến khi thịt vịt chín. Cho tiếp khoai lang vào hầm thêm 15 phút để khoai chín mềm
– Cho hành tây và nước cốt dừa vào, nấu thêm 10 phút nữa. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng
– Múc cari vịt nước cốt dừa ra bát. Thêm mùi tàu, ngò rí cắt nhỏ lên và thưởng thức nóng
Cách nấu cari vịt đạt yêu cầu phải có màu vàng cam đẹp mắt, dậy mùi thơm đặc trưng của bột cari và các gia vị. Thịt vịt mềm ngọt đậm đà, khoai mềm bở nhưng không bị nát, quyện vị béo béo, ngậy của nước cốt dừa. Chỉ nhìn thành phẩm thôi là đã muốn nếm thử ngay lập tức. Cari vịt ăn nóng cùng bánh mì, bún hoặc ăn cùn cơm trắng đều ngon.

Cách nấu cari vịt nước cốt dừa
- 1 kg thịt vịt
- 2 củ khoai lang
- 1 củ hành tây
- 4 tép tỏi
- 2 cây sả
- 1 nhánh gừng
- 2 thìa bột cari
- 2 thìa màu điều
- 100 g nước cốt dừa
- 1 quả dừa tươi
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, ớt bột,...
- Rau húng, mùi tàu
- Thịt vịt mua về nhổ hết phần lông tơ còn sót lại. Dùng muối chà xát cả bên trong và ngoài vịt cho hết mùi hôi. Sau đó ngâm với nước rượu trắng, cho vài lát gừng đập dập vào. Rửa lại vịt cho sạch rồi chặt thành miếng nhỏ.
- Khoai lang gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi cho ngâm chậu nước để khoai không bị thâm. Vớt khoai ra để ráo nước.
- Hành tây lột vỏ, thái múi cau
- Tỏi băm nhuyễn. Gừng cắt lát. Sả đập dập, sau đó băm nhỏ. Hành tây lột vỏ, thái hạt lựu.
- Cho thịt vịt vào một cái bát lớn. Thêm 1/2 gừng băm, 1/2 tỏi băm, 1/2 sả băm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa nước tương, 1/2 thìa ớt bột. Trộn đều rồi ướp thịt trong 30 phút
- Khoai lang đem chiên sơ qua dầu vừa tạo vị thơm bùi, vừa giúp khoai không bị nát khi nấu.
- Cho 2 thìa dầu ăn vào nồi, phi thơm phần gừng, tỏi, sả còn lại cho thơm. Tiếp đó cho dầu điều và bột cà ri vào đảo đều
- Thêm thịt vịt vào xào săn lại để vịt ngấm gia vị hơn. Đổ nước dừa tươi và thêm nước vào cho xăm xắp mặt thịt- Đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Hầm nồi cari vịt khoảng 20 phút đến khi thịt vịt chín. Cho tiếp khoai lang vào hầm thêm 15 phút để khoai chín mềm
- Cho hành tây và nước cốt dừa vào, nấu thêm 10 phút nữa. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng
- Múc cari vịt nước cốt dừa ra bát. Thêm mùi tàu, ngò rí cắt nhỏ lên và thưởng thức nóng
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong cách nấu cà ri vịt nước cốt dừa thơm ngon rồi. Món ăn không hề khó ăn như bạn nghĩ, chúng hoàn toàn phù hợp với khẩu vị. người Việt. Cuối tuần, hãy vào bếp trổ tài xem sao nhé!
Để lại một bình luận