Tranh thủ vải đang vào chính vụ, chị em hãy học ngay cách cách chế biến vải cực ngon mà dễ dưới đây để ăn dần quanh năm nhé. Vải ngâm đường, siro vải, vải sấy khô, bánh cheese vải,… món nào cũng mê.
Vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 dương lịch, vải bắt đầu vào mùa. Nhìn những quả vải đỏ tươi, căng tròn, ngọt ngào ai cũng muốn được thưởng thức. Trong tiếng Hán Việt, loại quả này có tên là “lệ chi” được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc trong đó ngon nhất phải kể đến vải Thanh Hà (Hải Dương), vải Lục Ngan, Lục Nam (Bắc Giang).
Theo ghi chép của cuốn Nam Phương Thảo Mộc Trạng, vào năm 111TCN, Hán Vũ Đế đã sai quân lính đem 100 cây vải từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta hiện nay) về trồng. Song trên đường vận chuyển, cây vải chết do lạnh. Từ đó, vua Hán bắt nhân dân nước ta hàng năm phải cống “lệ chi”. Dương Quý Phi đời Đường thích ăn vải đến nỗi ưu ái đặt tên cho vải là “phi tử tiếu”, tức “nụ cười Dương Phi”. Đường Huyền Tông muốn chiều lòng ái phi, nên thường xuyên bắt cống nạp vải, sai phu trạ phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển.
Quả vải chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi bật là các loại vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất. Vải có đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ hợp chất polyphenol dồi dào. Với ngoại hình đỏ thắm bên ngoài, bên trong thịt mềm trắng đục, thơm, thứ quả mùa hè này không chỉ được yêu thích trong nước mà còn được xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, mùa vải chỉ kéo dài một tháng trong năm. Hơn nữa, vải có đặc tính nóng, người xưa từng nói “ăn một quả vải bằng giữ ba ngọn đuốc trong người”. Chính vì thế, chị em thường chế biến vải thành nhiều món khác nhau vừa ăn được nhiều món hơn, vừa có thể bảo quản thưởng thức được lâu hơn như siro vải, vải sấy khô, thạch vải,….
Nội dung
Cách làm vải ngâm đường
Một cách chế biến vải quen thuộc của chị em khi hè đến chính là ngâm đường – thức uống ngọt mát với những miếng vải trắng giòn ngọt thanh. Những ngày hè nóng nực, làm một cốc trà vải thì bao mệt mỏi tan biến hết. Tuy vậy, không phải ai cũng biết ngâm vải với đường đúng cách, để vải không bị lên men.
Nguyên liệu
+ Vải: 2kg
+ Đường phèn: 600-700g
+ Muối tinh
+ Nước: 1l
Vải ngon nhất là bạn lựa chọn vải thiều. Quả vải nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất nhỏ màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Chọn những chùm vải tươi, vỏ không bị chấm đen hay bị sâu đầu.
Cách làm
– Vải cắt bỏ cuống, rửa sạch. Chuẩn bị nồi nước sôi, thả vải vào chần nhanh khoảng 2 phút. Sau đó, vớt vải ra thả ngay vào bát nước đá lạnh.
– Tách hạt vải: dùng kéo cắt xung quanh phần đầu cuống rồi khéo léo tách hạt vải ra. Nếu không cần đẹp thì bạn có thể bóc đôi quả vải và tách ra là được nhé. Vải bóc ra đến đâu thì ngâm vào bát đá lạnh để vải không bị thâm và cũng được giòn hơn.
Sau khi làm lần lượt đến hết thì vớt vải ra để thật ráo nước.
– Cho đường phèn, nước và 1 nhúm muối vào nồi khuấy cho đều. Đặt nồi lên bếp đun sôi cho đường tan chảy hết. Tiếp đó cho vải vào đảo đều, đun khoảng 3 phút là được.
– Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch, tiệt trùng bằng nước sôi rồi để thật ráo. Vớt cùi vải cho vào trước, sau đó đợi nước ngâm vải nguội mới rót vào. Đậy kín nắp, bảo quản vải ngâm đường trong tủ lạnh và sử dụng dần.
Cách làm vải sấy khô
Sấy khô cũng là cách bảo quản vải sử dụng được quanh năm. Những miếng cùi vải khô dẻo, mật keo lại ăn cũng rất lạ miệng. Bạn có thể sấy bằng lò nướng hoặc phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Đầu tiên, vải mua về cắt bỏ cuống, không cắt sát quá, chừa lại khoảng 0,5cm cuống là được. Vải được đem dàn đều ra mẹt hoặc mâm rồi phơi nắng. Thời gian phơi khoảng 3-4 ngày tùy cường độ nắng như nào.
Nếu sấy bằng lò nướng thì bạn hãy phơi vải khoảng 2h cho vỏ héo bớt lại để khi gặp nhiệt nóng đột ngột của lò nướng không bị nứt. Set nhiệt 120 độ sấy trong 6 tiếng. Sau đó hạ nhiệt xuống 100 độ, sấy thêm 2 giờ nữa là được.
Vải trữ đông
Một cách bảo quản vải sử dụng được lâu được rất nhiều chị em áp dụng thành công, đó là trữ đông. Tuy chất lượng không được “xuất sắc” như vải tươi mới hái nhưng đây cũng là cách giúp tín đổ của vải có thể được ăn quanh năm.
Chuẩn bị
+ Vải tươi: tùy khối lượng bạn muốn
+ Giấy báo
+ Hộp nhựa hoặc túi zip
Cách làm
– Cắt rời từng quả vải rồi để ráo nước. Tuyệt đối không đem rửa vải mà để nguyên như khi hái xuống nhé
– Dùng giấy báo bọc nhiều lớp bên ngoài quả vài rồi cho vào hộp nhựa hay túi zip
– Bảo quản ngăn đông. Khi ăn chỉ cần lấy ra, đợi cho vải nguội bớt rồi thưởng thức
Cách làm cheese cake thạch vải
Cheese cake vải ngọt thanh, béo ngậy, mềm tan trong miệng khiến bạn thích mê bởi sự kết hợp mới lạ này. Tranh thủ mùa vải, hãy trổ tài khéo léo với món bánh này bạn nhé.
Phần đế bánh
+ 10 cái bánh quy Cosy
+ 70g bơ nhạt
Cho bánh quy vào túi bóng zip, dùng cây cán bột nghiền nát vụn. Bơ nhạt đun cách thủy cho tan chảy sau đó cho vào bát vụn bánh rồi trộn đều. Cho hỗn hợp vào khuôn bánh, nén chặt rồi để vào tủ lạnh 1 giờ
Phần thạch vải
Phần 2: Thạch vải
Chuẩn bị: 15 quả vải, 4 lá gelatin hoặc 6g gelatin bột, 150ml nước lọc, Đường: 20g
Cách làm:
– Lấy 10 quả vải cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Nếu có sẵn siro vải ngâm thì bạn dùng luôn cũng được nhé
– Gelatin ngâm với 10ml nước cho nở hoàn toàn.
– Cho nước vải, đường, 150ml nước vào nồi đun nhỏ lửa. Khi sôi thì cho gelatin vào quấy đều là được
– 5 quả vải còn lại bóc lấy thịt, cắt nhỏ rồi cho vào cùng. Đổ hỗn hợp ra khay cho vào tủ lạnh 2 giờ để thạch đông
Phần Cream Cheese
Chuẩn bị:
+ 200g cream cheese
+ 50g sữa chua không đường
+ Đường kính: 60g
+ Whipping cream: 200g
+ Gelatin: 8g
+ Siro vải: 20ml (nếu không có thì dùng vải tươi xay lấy nước)
Cách làm:
– Gelatin ngâm vào bát nước 15 phút cho nở hết. Cho siro vải và gelatin vào nồi đun nóng.
– Cream cheese để ngoài nhiệt độ phòng cho thật nguội. Cho 20g đường, sữa chua vào cùng rồi dùng phới lồng trộn cho hỗn hợp thật mềm mịn. Cuối cùng cho gelatin vào trộn đều
– Cho whipping cream vào âu, thêm 40g đường. Dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ vừa đến khi hỗn hợp bông mềm là được.
– Cho từng ít whipping vào âu cream cheese, dùng phới trộn đến khi hỗn hợp bông mịn.
Hoàn thành bánh cheese cake thạch vải
– Lấy khuôn bánh trong tủ lạnh ra. Cho một lớp kem cheese vừa đánh vào, gần hết một nửa thì dừng lại.
– Cho phần thạch vải vào chính giữa chiếc bánh
– Tiếp theo phủ hết phần kem cheese còn lại lên trên. Dàn đều cho mặt bánh được phẳng mịn
– Bỏ bánh vào tủ lạnh 3 giờ cho đông hoàn toàn
Bánh cheesecake thạch vải mát lạnh, mềm mịn với 3 lớp màu vô cùng đẹp mắt, mới nhìn thôi là đã đủ khiến ai nấy đều muốn thử. Lớp thạch trong, giòn giòn, có vị ngọt nhè nhẹ của vải, ;lớp kem mềm mịn, béo ngậy, có vị chua thanh của sữa chua..
Sinh tố vải thiều
Sinh tố hoa quả là món rất được ưa chuộng vào những ngày hè. Bạn đã từng nghe đến sinh tố vải thiều chưa? Nghe có vẻ hơi lạ tai nhưng thử làm xem sao nhé. Bạn sẽ phải bất ngờ với thành phẩm đấy.
Nguyên liệu
+ Vải: 500g
+ Sữa đặc: 30ml
+ Sữa tươi không đường: 100ml
+ Nước cốt chanh: 2 thìa
+ Đá viên
Cách làm
– Vải cắt bỏ cuống, rửa sạch. Bóc vỏ, bỏ hạt, lấy riêng phần cùi vải ra bát
– Cho cùi vải, sữa tươi, sữa đặc, nước cốt chanh, đá viên vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn
– Cho sinh tố ra cốc và thưởng thức
Cách pha trà vài
Vào mùa, các bạn nên ngâm sẵn một hũ vải với đường phèn dùng pha trà, pha nước uống vừa tiện, vừa thanh mát. Cùng xem vài cách pha trà vải dưới đây nhé.
Cách pha trà vải hoa hồng
Chuẩn bị:
+ Trà túi lọc: 3 túi
+ Hoa hồng khô
+ Vải tươi: 10 quả
+ Siro vải: 80ml
+ Siro đường: 200ml
Cách làm
– Cho trà túi lọc và 5 nụ hồng khô vào ủ với 1l nước nóng sau đó lọc lấy nước cốt trà.
– Cho vài quả vải tươi vào cốc, dẫm nhuyễn. Thêm siro vải, siro đường vào khuấy đều.
– Rót nước cốt trà vào rồi thêm đá. Thêm quả vải tươi hay nụ hồng khô vào tùy ý. Thành phẩm là cốc trà vải hoa hồng mát lạnh lại thơm thơm mùi hoa hồng thêm vị ngọt ngào những trái vải thật hấp dẫn.
Cách làm soda vải
+ Vải tươi: 4 quả
+ Siro vải: 30ml
+ Siro đường: 50ml
+ Lá bạc hà: 3-4 lá
+ Nước cốt chanh: 10ml
– Rót soda vào, thêm đá, trang trí và thưởng thức

Để lại một bình luận