Tết Đoan Ngọ 5/5 ăn gì cúng gì? Mặc dù chưa đến ngày nhưng hội chị em yêu bếp đã trổ tài khéo léo với những mâm cúng Tết Đoan Ngọ cực bắt mắt. Ngoài mận, vải, cơm rượu nếp, bánh gio… tùy từng vùng miền sẽ có thêm thịt vịt, chè trôi, cháo kê…
Nội dung
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Dân gian có có câu “Tết tháng 5, rằm tháng 7” để nói về những ngày lễ quan trọng. Tết tháng 5 hay còn gọi là ngày Tết Đoan Ngọ, Tết giết sâu bọ, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Năm nay 2023 thì nhằm ngày thứ 5 – 22/06 dương lịch. Đây được xem là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc…
Trong văn hóa của người Việt, Tết đoan ngọ được gọi với cái tên dân giã là “Tết giết sâu bọ”. Nếu tết Nguyên Đán là tết khởi đầu cho một năm mới, thì tết Đoan Ngọ là khởi đầu cho mùa vụ. Người Việt thường làm lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu không bị sâu bọ quấy nhiễu
Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio (bánh tro), trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đã đi mất. Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ba miền Bắc Trung Nam
Theo truyền thống, mâm cúng tết Đoan ngọ gồm các loại trái cây vải, mận, quất hồng bì, rượu nếp, cái rượu, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã tùy vào văn hóa, phong tục của từng miền.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Ngoài các loại hoa quả nóng, rượu nếp, xôi chè, hương hoa, bánh ú… thì không thể thiếu được cơm rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của rượu nếp và vị cay của men rượu giúp diệt kí sinh trong cơ thể người. Tùy từng địa phương mà sử dụng cơm nếp hoặc cơm nếp cái hoa vàng ủ cùng với men rượu. Sau khoảng 1 ngày đêm thì nếp sẽ lên men, ăn vào có vị ngọt, thơm mùi nếp; mỗi người chỉ ăn một lượng nhỏ vì nó có men rượu nên ăn nhiều sẽ bị say như say rượu vậy. Một số nơi còn có cả cơm nếp cẩm.
Cơm Rượu Nếp” là linh hồn trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
Tết mùng 5 của người miền Trung không thể thiếu đĩa thịt vịt luộc chấm mắm gừng và chè kê xúc bánh đa. Kể cả khi người dân quan niệm kiêng thịt vịt đầu tháng thì vào ngày này họ vẫn ăn vịt bình thường. Vậy tại sao tết đoan ngọ lại ăn vịt? Theo quan niệm, ngày những ngày tháng 5 thời tiết cực oi nóng, mà thịt vịt lại có tính hàn. Chính vì thế, ăn thịt vịt vào ngày này sẽ giúp làm mát cơ thể, tiêu trừ bệnh tật.
Hạt kê được ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức
Người miền Trung sẽ ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Người miền Nam ăn tết Đoan Ngọ ngoài những mâm quả truyền thống thì không thể thiếu bánh ú tro, bánh ú bá trạng, cơm rượu nếp. Cơm rượu ở miền Nam không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ, đến khi rượu dậy mùi thì thêm nước đường vào và ăn.
Bánh tro bánh ú được làm bán rất nhiều vào ngày Tết Đoan Ngọ
Một số mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Mẹt cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản với cơm rượu nếp, nếp cẩm, xôi cốm hạt sen, bánh tro, xôi, quả vải, quả mận. Ảnh @Loan Trần
Miếng bánh tro dịu mát được ăn kèm với mật mía dẻo thơm, ngọt nhẹ. Sở dĩ có tên gọi là bánh tro vì nước dùng để ngâm gạo làm bánh và luộc, bánh được lấy phần nước trong lắng từ nước tro (gio) và của nhiều loại cây khác nhau. Hương vị và mùi thơm đặc trưng của bánh chủ yếu do việc chế nước tro của mỗi nhà
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ không cần mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, dù chỉ là mâm cơm giản dị nhưng xuất phát từ cái tâm của người chuẩn bị, là cách thể hiện lòng biết ơn Tổ tiên đấng sinh thành. Tết Đoan Ngọ trùng vào mùa sen nên không thể thiếu hoa sen được nhỉ.
Mâm cỗ năm nay gồm có: mận hậu, rượu nếp, vải, bánh gấc nhân đậu xanh tạo hình quả. Ảnh @Tô Hưng Giang
Vẫn là một mâm cúng Tết đoan ngọ miền Bắc, có thêm bánh cốm và bánh xu xê. Ảnh Vũ Thanh Hoan
Nhìn mâm cúng ngập tràn hương thơm này có mê mẩn không cơ chứ.
Ảnh @Châu Hoài Anh
Ảnh Phương Liên Nguyễn
Chỉ là mâm hoa quả thôi nhưng bày biện rất đẹp mắt. Ảnh @Trangg Thảo Bùi
Ảnh @Trangg Thảo Bùi
Trên đây là một số mâm cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng đẹp mắt chị em có thể tham khảo nhé.
Để lại một bình luận