Tết Thanh minh hay còn gọi là Tết Hàn thực, một trong những ngày lễ mang đậm nét văn hóa của người Việt. Bạn đã biết Tết thanh minh vào ngày nào? Nguồn gốc ý nghĩa cũng như sẽ làm gì vào ngày Tết thanh mình chưa?
Nội dung
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh minh
Tết Thanh Minh (Tết Hàn Thực) là một trong những khái niệm lập lịch của các nước phương Đông. Tết Thanh minh là ngày nào? Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm, có một tiết gọi là tiết Thanh Minh. Theo nghĩa đen, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Thanh minh có nghĩa là trời quang đãng và mát mẻ.
Tết Thanh Minh hay Tiết Thanh Minh bắt đầu vào thời điểm Xuân Thu hằng năm. Truyền thuyết kể rằng, vào lúc vua Tấn Văn Công gặp loạn lạc phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Khi đó, ông được vị hiền sĩ Giới Tử Khôn hộ tống và hiến kế để trốn nạn. Dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn, hiền sĩ đều dốc lòng bảo vệ vua đến mức cắt cả thịt ở chân để cứu đói vua. Mặc dù mang lòng cảm kích với vị hiền sĩ nhưng khi giành lại được đất nước, ông lại quên mất người đã cứu mạng mình năm xưa.
Sau đó, hai mẹ con Giới Tử Khôn đã về ở ẩn trên núi Điềm Sơn, mặc kệ nhà vua ban thưởng. Trong lúc tức giận, nhà vua vô tình đốt cháy khu rừng khiến 2 mẹ con chết cháy. Khi biết tin, nhà vua vô cùng đau đơn. Nhà vua ban lệnh cả nước chỉ ăn đồ nguội (thế nên sau còn được gọi là Tết Hàn Thực) trong 3 ngày để tưởng nhớ công lao Giới Tử Khôn. Từ đó về sau, ngày 3/3 âm lịch hàng năm được lấy làm ngày Tết Thanh Minh để tưởng nhớ đến người anh hùng này.
Trong Truyện Kiều – Nguyễn Du có câu “Thanh minh trong tiết tháng 3. Lễ là tảo mộ, Hội là đạp thanh” để nói về những ngày thanh minh tháng 3 này. Ngoài tục Hàn Thực, còn có Hội đạp thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong những ngày này nam nữ sẽ sắm quần áo đẹp để đi chơi xuân. Ngày nay, ở Việt Nam không còn lễ hội này nữa.
Đối với người Việt, tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi làm ăn xa nhà thì ngày này, cả gia đình cùng trở về, cùng đi tảo mộ rồi cùng nhau quây quần bên mâm cơm. Những ngôi mộ được dọn dẹp sạch sẽ, lễ cúng bái tươm tất để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Trẻ em cũng được theo bố mẹ ông bà đi tảo mộ, trước là để biết phần mộ của gia tiên mình, sau là biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Ngoài những phần mộ được trông nom cẩn thận còn có những phần mộ vô chủ vì thế những người đi viếng mộ cũng cắm lên những ngôi mộ này nén hương tỏ lòng thành kính.
Tết thanh minh 2022 vào ngày nào
Cũng theo ông Nguyễn Hùng Vĩ, Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Người xưa chọn ngày đầu tiên của tiết Thanh minh để làm ngày Tết Thanh minh.
Tết thanh minh lấy thời điểm giữa mùa xuân để làm mốc bắt đầu. Trong năm 2022, Tết thanh minh sẽ bắt đầu từ ngày 5.3 – 20.3 âm lịch, nhằm vào ngày 5.4 – 20.4.2022 dương lịch. Trước đó sẽ là Tết hàn thực từ 3.3 – 5.3.2022 âm lịch.
Tết Thanh Minh cúng gì?
Tết Thanh Minh mặc dù không phải là ngày lễ lớn nhất trong năm nhưng nó mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt đã in sâu vào tâm trí con người Việt. Vào ngày này, nhà nhà thường chuẩn bị những mâm lễ nhỏ để mang ra mộ thắp hương cũng như cúng tại nhà. Vậy Tết thanh minh cúng gì? Thông thường, lễ tảo mộ được chuẩn bị từ sớm để tiến hành tảo mộ vào buổi sáng mát mẻ, sau đó chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mặn cúng tại gia. Có gia đình lại cúng tại gia trước để thông báo cho gia tiên về việc dọn dẹp phần mộ sau đó mới đi tảo mộ. Nói chung lễ cũng thanh minh cũng như tiến hành như nào thì không cần câu nệ hay quá khắt khe, chỉ cần gia chủ thành tâm là được.
Lễ cúng Thanh minh ở mộ
Cúng Tết Thanh Minh ở ngoài mộ thì gia chủ sẽ cần chuẩn bị 2 phần lễ: 1 phần lễ nhỏ đơn giản dành cho cúng quan thần thổ địa tại nghĩa trang và một phần là mâm lễ đầy đủ gồm đồ cúng chay hoặc cúng mặn để bày tại khu mộ của gia đình mình.
Các lễ vật đơn giản gồm có: hương, rượu, chè, đen, nước trong, trầu cau và một ít tiền vàng
Mâm cỗ chay gồm có: xôi chè, bánh oản, chai nước suối, muối, gạo, bỏng gạo, bánh kẹo tùy ý. Nếu nhà nào chuẩn bị cỗ mặn thì có thêm thịt chân giò luộc, gà luộc, rượu thịt hoặc một khoanh giò lụa.
Công việc chính khi đi tảo mộ là phải dọn dẹp phần mộ gia đình cho sạch sẽ, nhỏ hết cỏ dại và cây hoang mọc trùm lên mộ, đắp lại cái nấm mồ cho đầy đặn. Sau đó, mới đặt lễ vật cúng lên. Cần chuẩn bị chiếu hoặc tấm trải để bày đồ cho sạch sẽ.
Sau khi sắp lễ xong, sẽ thắp hương có đèn nến, vái 3 lạy và đọc văn khấn quan thần thổ địa. Trong lúc chờ tuần nhang chỗ quan thần linh, mọi người ra phần mộ nhà mình sắp lễ rồi làm thủ tục nhang đèn, vái lạy, đọc khấn tạ mộ Tết Thanh minh cho gia tiên.
Chờ khi hương đã cháy hết 2/3 thì mọi người có thể xin hóa vàng và nhớ đốt vàng mã nên đốt đúng nơi quy định, không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ. Sau khi hóa vàng thì vái lạy lễ tạ và xin lộc ra về.
Lễ cũng Thanh minh tại nhà
Phần lễ cúng tại nhà cũng không quá cầu kì, tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian mà chuẩn bị. Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng Thanh minh đầy đủ gồm xôi, gà luộc, canh măng, miến xào, rau củ luộc… Một số gia đình chỉ thắp hương với hoa quả, bánh trái… để tỏ lòng tưởng nhớ tổ tiên.
Ngoài ra, tục cúng bánh trôi bánh chay không thể thiếu vào ngày Tết hàn thực. Bánh trôi bánh chay tượng trưng cho lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Đó chính là hậu duệ của người Việt sau này. Chính vì thế mà có tên gọi là “đồng bào” thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của người Việt. Bánh trôi, bánh chay ra đời thể hiện truyền thống đáng quý đó của dân tộc.
Có ý kiến cho rằng, cúng bánh trôi bánh chay vào tết Thanh minh hoàn toàn dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành chứ không liên quan đến Phật giáo hay Đạo giáo.
Món lạnh quy về ngũ hành thuộc Kim, bánh trôi bánh chay màu trắng thuộc Kim. Bánh trôi có nhân đường được cắt hình vuông, bên ngoài bột vỏ nặn tròn. Dương sinh âm cũng như câu “mẹ tròn con vuông”. Bánh chay nhân đậu xanh màu vàng thể hiện âm, vỏ bánh cũng tròn màu trắng để thể hiện tính dương và đó là tính chất của âm dương giao hòa. Cúng bánh trôi bánh chay vào ngày này để thể hiện mong muốn thời tiết thuận hòa.
Bánh trôi miền Bắc khác bánh trôi miền Nam. Bánh trôi miền Bắc thường kích thước nhỏ, bên trong là nhân đường phên và không ăn cùng nước. Còn bánh trôi miền Nam kích thước to hơn, bên trong nhân đậu hoặc nhân đường, ăn cùng nước đường phèn cùng gừng.
Bạn có thể tìm hiểu: Cách làm bánh trôi ngũ sắc Ngon cho ngày Tết hàn thực
Để lại một bình luận