Nhiều ý kiến trái chiều rằng ăn tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe hay nó gây ngộ độc. Thực hư ra sao? Cùng nghe chuyên gia dinh dưỡng giải đáp tỏi mọc mầm có ăn được không nhé!
Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Tỏi mua về để lâu không ăn hết hay để trong môi trường ẩm ướt thường sẽ mọc mầm xanh. Những mầm đó lớn lên khi allium già đi. Đối với tỏi, bạn sẽ nhận thấy nếu bạn cắt lát theo chiều dọc của một tép tỏi, phần mầm màu xanh lá cây nhạt đã mọc thành đốm ở giữa. Liệu tỏi mọc mầm có ăn được không? Có độc gì hay không? Nghiên cứu đã chỉ rằng, trong số những loại rau củ mọc mầm gần như chỉ có khoai tây là mầm độc. Còn tỏi mọc mầm không chỉ ăn được mà lại còn cực tốt cho sức khỏe, tốt hơn cả tỏi bình thường.
Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang già đi chứ không phải bị hỏng. Tỏi mọc mầm hương vị không thơm như bình thường nhưng chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe lại tốt hơn. Chính vì thế, bạn chớ vội vứt tỏi mọc mầm đi nhé, bạn vẫn dùng nó làm gia vị như bình thường. Ngoài ra, bạn có thể dùng tỏi mọc mầm trồng trong chậu mini để làm bonsai hoặc trồng ra đất thành cây.
Lợi ích khi ăn tỏi mọc mầm
Tỏi mọc mầm nhiều lợi ích với sức khỏe hơn tỏi bình thường. Cùng xem tỏi mọc mầm có những lợi ích gì nhé.
Tăng cường miễn dịch
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi mọc mầm đặc biệt là tỏi mọc mầm 5 ngày là phương thuốc hữu hiệu với người bị cảm lạnh, ho hay nhiễm trùng. Trong tỏi mọc mầm chứa hàm lượng chất oxy hóa dồi dào, giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế, khi bạn bị cảm lạnh hay tiêu chảy, đầy bụng… hãy bổ sung thêm tỏi vào các bữa ăn nhé.
Ngăn ngừa quá trình lão hóa
Ăn tỏi mọc mầm có khả năng ngăn chặn lão hóa sớm bởi các chất chống oxy hóa trong tỏi có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm các nếp nhăn da mặt, giảm thiểu sự suy thoái các cơ quan trong cơ thể.
Phòng chống ung thư
Trong quá trình nảy mầm, trong tỏi kích thích sản sinh ra chất phytochemica, đây là chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển và ức chế quá trình hoạt động của các tế bào ung thư. Không những thế, tỏi mọc mầm còn chứa các chất oxy hóa chống lại các gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu.
Tốt cho tim mạch
Nghiên cứu chỉ ra, tỏi mọc mầm có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim mạch hơn nhiều lần tỏi tươi. Tỏi mọc mầm thúc đẩy hoạt động của các enzym, ngăn chặn hoạt động hình thành mảng bám – tác nhân gây tắc nghẽn tim mạch.
Ngăn ngừa đột quỵ
Tỏi mọc mầm cung cấp lượng chất ajoene có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu tụ đông. Ngoài ra thì chất nitrit có trong những nhánh tỏi sẽ làm cho giãn nở các động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song giúp chống lại được các cơn đột quỵ
Cách trồng tỏi mọc mầm
Tỏi mua về có thể sẽ nảy mầm tự nhiên trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Nếu bạn muốn quá trình này diễn ra nhanh hơn và muốn tỏi mọc mầm không bị khô và teo lại thì hãy thúc đẩy này mầm bằng những cách sau.
Cách 1:
Bạn sử dụng một cái khay nhựa hoặc thùng xốp nhỏ. Bên dưới trải lớp bông hay vải thấm hút tốt. Xếp tỏi lên trên, phần rễ hướng xuống còn mầm hướng lên trên. Hàng ngày, dùng bình xịt phun đều nước lên khay để giữ ẩm. Chỉ sau khoảng 3 ngày, tỏi bắt đầu nhú những mầm xanh lên. Ngày đó, bạn đánh dấu là ngày 1, đợi đến 5 ngày sau sẽ tiến hành cắt những mầm tỏi để nấu ăn. Tiếp tục quá trình phun sương và đợi tỏi nảy mầm, đến ngày thứ 5 lại thu hoạch, cứ thế đến khi tỏi già không còn khả năng nảy mầm nữa.
Cách 2
Tỏi mua về, bạn chọn vài củ to, chắc và già để riêng. Chuẩn bị cốc thủy tinh nhỏ sao cho miệng cốc phải nhỏ hơn phần phình to nhất của củ tỏi. Bóc bớt lớp vỏ tỏi rồi đặt chúng vào cốc nước, không được tỏi ngập hết trong nước. Nếu miệng cốc quá to, hãy dùng tăm nhọn cắm vào tỏi để tạo thành các chân đứng. Để cốc nước nơi có đủ ánh sáng, thay nước hàng ngày. Chờ sau khoảng 5 ngày thì tỏi bắt đầu nhú mầm.
Với những lợi ích tuyệt vời như trên thì bạn đã hiểu rõ tỏi mọc mầm có ăn được không rồi chứ. Theo dõi Bếp Mina để tìm hiểu công thức nấu ăn ngon cùng như những mẹo vặt trong căn bếp nhé.
Để lại một bình luận